Tạo động lực thi đua sôi nổi để hội viên nông dân làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh Gia Lai hiện có 67.254 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, đạt 63,39% số hộ đăng ký. Điểm chung của các hộ này chính là cần cù, chịu khó học hỏi và thay đổi tư duy trong sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Nắm bắt nhu cầu thị trường, cách đây 8 năm, ông Trần Văn Hào (thôn 4, xã Ia Vê, huyện Chư Prông) đã chuyển 1,5 ha cây hồ tiêu và cây cà phê kém năng suất sang trồng 200 cây sầu riêng Thái và 50 cây sầu riêng Ri 6. Vì là cây trồng mới nên quá trình trồng, chăm sóc, ông luôn chủ động đăng ký tham gia các lớp tập huấn và tham quan, học hỏi từ những mô hình hiệu quả. Nhờ vậy, diện tích cây sầu riêng của gia đình được chăm bón, phát triển tốt. Năm 2024, ông thu về 1,3 tỷ đồng từ vườn sầu riêng, sau khi đã trừ chi phí đầu tư.

Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm khuyến khích nông dân tích cực hơn nữa trong thi đua. Ảnh. P.D

Biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm khuyến khích nông dân tích cực hơn nữa trong thi đua. Ảnh. P.D

Bên cạnh cây sầu riêng, gia đình ông còn trồng, chăm sóc 3ha cà phê và 0,5 ha hồ tiêu. “Năm vừa rồi, tôi thu 4 tấn cà phê nhân/ha, bán với giá 85 ngàn đồng/kg. Riêng diện tích hồ tiêu mới trồng lại năm 2023. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chi tiêu hợp lý, kinh tế gia đình tôi đã có bước phát triển, cuộc sống khấm khá hơn”- ông Hào nói.

Đặc biệt, với tinh thần “Tương thân tương ái”, gia đình ông Hào còn hỗ trợ vốn vay cho 5 hộ khó khăn trong xã để mua giống cây cà phê, chanh dây, phân bón; tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho những hộ có nhu cầu và tạo việc làm cho 10-15 lao động tại địa phương.

Nhận thấy 2 ha cà phê của gia đình đã già cỗi, năng suất kém, 7 năm trước, gia đình ông Rơ Châm Byik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã quyết định tái canh, chuyển sang giống cà phê TRS1 và TR4. Theo ông Byik đây đều là giống cây cà phê sinh trưởng mạnh, chống sâu bệnh tốt và cho năng suất ổn định. Khi cà phê đến thời kỳ kinh doanh, bình quân mỗi năm gia đình ông thu gần 4 tấn cà phê nhân/ha. Ngoài thu nhập từ cà phê, gia đình ông còn thu mua nông sản của bà con trong vùng.

“Trước đây, tôi làm công an viên ở xã Chư HDrông. Khi xã Chư HDrông sáp nhập vào phường Chi Lăng thì tôi nghỉ việc, tập trung phát triển kinh tế gia đình. Tôi mua xe công nông, đến mùa thu hoạch cà phê thì đến tận vườn của bà con để thu mua, sau đó phơi khô, xay xát rồi bán cà phê nhân. Vỏ cà phê tôi ủ làm phân để bón cho vườn cây cà phê của gia đình và bán cho những hộ có nhu cầu”-ông Byik cho hay. Với mô hình kinh tế trồng trọt và kinh doanh, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu hơn 400 triệu đồng/năm.

Ông Rơ Châm Byik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) làm giàu từ mô hình trồng trọt và kinh doanh. Ảnh: P.D

Ông Rơ Châm Byik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) làm giàu từ mô hình trồng trọt và kinh doanh. Ảnh: P.D

Theo thống kê, năm 2023 toàn tỉnh có 106.095 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp. Qua bình xét có 67.254 hộ đạt danh hiệu này ở các cấp (chiếm 63,39%). Trong đó, có 784 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng; 2.995 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; 8.276 hộ thu nhập từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; 22.060 hộ thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; số có thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng là 33.139 hộ.

Ông Y Khâm-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là 1 trong những phong trào trọng tâm, xuyên suốt của Hội. Hàng năm, các cấp Hội đều xây dựng kế hoạch, phát động thi đua và vận động hội viên đăng ký thực hiện; phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ hội viên nông dân. Ngoài hỗ trợ giống, vốn, phân bón, khoa học kỹ thuật, các cấp Hội còn hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản của nông dân thông qua các phiên chợ nông sản, hội thi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; phối hợp với Bưu điện tỉnh hướng dẫn hội viên đăng ký tài khoản, vận hành và bán hàng trên sàn thương mại điện tử buudien.vn... Qua rà soát, thống kê hàng năm, số lượng hội viên đăng ký tham gia và tỷ lệ hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp đều tăng.

Cũng theo ông Y Khâm, hiệu quả của Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” không dừng lại ở việc tạo động lực để hội viên thi đua vươn lên làm giàu, mà còn góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội, thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp và thực hiện chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 96.004 lao động với thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng.

Từ năm 2022 đến nay, các cấp Hội đã trực tiếp, phối hợp với các ngành chức năng vận động, hướng dẫn thành lập được 1.412 chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp với 16.220 thành viên; thành lập mới và duy trì 334 tổ hợp tác...

Số lượng hội viên đăng ký tham gia và tỷ lệ hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp đều tăng. Ảnh: P.D

Số lượng hội viên đăng ký tham gia và tỷ lệ hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp đều tăng. Ảnh: P.D

“Các cấp Hội tiếp tục triển khai các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng công nghệ vào sản xuất và tổ chức cho nông dân nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả cao; hướng dẫn, giúp đỡ hội viên, nông dân đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho nông dân.

Mặt khác, vận động hội viên, nông dân liên kết hợp tác theo tổ, nhóm hộ với với doanh nghiệp, hợp tác xã để nâng quy mô sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tiêu thụ ổn định và có sức cạnh tranh trên thị trường”-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thông tin một số giải pháp thời gian tới nhằm thúc đẩy Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ngày càng lan tỏa.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.