Puih H’Anen làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vượt qua khó khăn, vợ chồng chị Puih H’Anen (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và tạo việc làm ổn định cho hàng chục người dân trong làng.

Năm 2008, chị H’Anen lập gia đình và được bố mẹ cho 1 ha đất làm vốn. Do chưa có tiền đầu tư sản xuất nên vợ chồng chị chủ yếu đi làm thuê kiếm sống. Nhờ cần cù lao động, tích góp chắt chiu, cuộc sống dần vơi bớt khó khăn. Năm 2010, vợ chồng chị thế chấp mảnh đất cho ngân hàng để vay 50 triệu đồng đầu tư trồng 500 cây cà phê. Ngoài ra, gia đình còn nuôi thêm khoảng chục con heo thịt, 3 con bò và đàn gà để “lấy ngắn nuôi dài”.

Năm 2018, chị H’Anen tiếp tục vay 100 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để mua thêm đất trồng cà phê và một số loại cây khác. Hiện gia đình chị sở hữu 5 ha cà phê trồng xen với 50 cây sầu riêng, 6 sào chanh dây, 30 con heo, 8 con bò và đàn gà chừng trăm con.

“Bên cạnh việc chú trọng trồng trọt theo phương thức hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm thì việc đa canh là cách làm kinh tế an toàn vì không phải lúc nào năng suất hay giá cả của các loại cây trồng cũng ổn định”-chị cho biết.

Chị Puih H’Anen (bìa trái) mơ ước xây dựng được thương hiệu cà phê riêng cho mình. Ảnh: H.D

Chị Puih H’Anen (bìa trái) mơ ước xây dựng được thương hiệu cà phê riêng cho mình. Ảnh: H.D

Ngoài làm nông nghiệp, anh Siu ALúi (chồng chị H’Anen) còn nhận xây dựng nhà cho bà con trong làng và vùng lân cận. Bên cạnh đó, vợ chồng chị còn mở xưởng hàn cửa sắt, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 người lao động.

Ngoài ra, 8 người khác cũng “nhận lương tháng” để chăm sóc vườn cây cho gia đình chị H’Anen. Những người làm cố định cho gia đình chị có mức thu nhập trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Là người làm công cho vợ chồng chị H’Anen hơn 10 năm qua, anh Ksor Hmáo (cùng làng) tâm sự: “Hồi trước, vợ chồng tôi không có nghề nghiệp gì, chỉ làm thuê làm mướn kiếm ăn qua ngày. Từ khi gia đình H’Anen mở rộng diện tích cà phê, vợ chồng tôi từ người làm công theo vụ đã có việc làm thường xuyên, nhận lương hàng tháng. Vợ tôi lặt chồi, tỉa cành, hái cà phê, hái chanh dây. Còn tôi thì làm thợ hàn. Thu nhập trung bình của 2 vợ chồng mỗi tháng khoảng hơn 12 triệu đồng”.

Nhận xét về chị H’Anen, bà Puih H’Ani-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dêr-cho biết: “Chị H’Anen rất chăm chỉ, không ngại khổ và có tinh thần vươn lên mạnh mẽ. Không chỉ vậy, chị còn có trách nhiệm với cộng đồng khi tạo việc làm ổn định cho nhiều người dân trong làng, giúp họ từng bước thoát khỏi đói nghèo. Hễ ai gặp khó khăn, thiếu tiền mua cây-con giống hay phân bón, chị đều cho vay không tính lãi suất.

Chị cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn nông nghiệp do xã tổ chức để tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2019, chị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Sự nỗ lực vươn lên cùng với những thành công của chị chính là tấm gương để những hội viên xung quanh học tập, cố gắng vươn lên”.

Nhiều người dân trong làng Blang 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã có thu nhập ổn định nhờ làm thợ tại xưởng cửa sắt của gia đình chị Puih H'Anen. Ảnh: Hà Duy

Nhiều người dân trong làng Blang 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã có thu nhập ổn định nhờ làm thợ tại xưởng cửa sắt của gia đình chị Puih H'Anen. Ảnh: Hà Duy

Vụ vừa rồi, cà phê được giá nên gia đình chị H’Anen thu được khoảng 700 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn thu được 100 triệu đồng từ vườn chanh dây, sầu riêng... Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu về khoảng 600 triệu đồng/năm.

“Cuộc sống hiện tại của gia đình tôi khá ổn định và hạnh phúc. Nhưng mơ ước lớn nhất của tôi chính là có thể xây dựng được thương hiệu cà phê riêng cho mình. Gia Lai là vùng trồng cà phê rộng lớn, cũng đã có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng được trong và ngoài nước biết tới. Tôi biết, để xây dựng được một thương hiệu cà phê sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, tâm sức. Tuy nhiên, tôi vẫn đang nghiên cứu và học hỏi để biến ước mơ thành hiện thực”-chị H’Anen chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.