Gương sáng thương-bệnh binh vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, bệnh binh ở huyện Chư Sê, Gia Lai tiếp tục tiên phong phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu.

Sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, năm 1990, ông Nguyễn Văn Thái (thôn 6, xã Ia Blang) rời quân ngũ với chứng nhận thương binh 4/4. Trở về với cuộc sống đời thường, ông luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Thái (bên trái, thôn 6, xã Ia Blang) trao đổi kinh nghiệm trồng sầu riêng với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh xã. Ảnh: Phạm Ngọc

Ông Nguyễn Văn Thái (bên trái, thôn 6, xã Ia Blang) trao đổi kinh nghiệm trồng sầu riêng với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh xã. Ảnh: Phạm Ngọc

Trò chuyện với chúng tôi, ông Thái cho hay: “Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, kinh tế gia đình rất khó khăn. Thêm vào đó, cứ mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ tái phát khiến cơ thể đau đớn. Nhưng rồi, khắc ghi lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, vợ chồng tôi lại động viên nhau cùng nỗ lực vươn lên”.

Nhờ chăm chỉ làm việc và tích lũy, sau 10 năm, vợ chồng ông Thái có 6 ha hồ tiêu và 3 ha cà phê. Thời điểm đó, vườn hồ tiêu và cà phê của gia đình ông Thái nổi tiếng vì cho năng suất cao. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về trên 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2018, vườn hồ tiêu năng suất kém, bị bệnh chết nhiều, chưa kể giá hồ tiêu giảm sâu nên gia đình ông đã chuyển sang trồng 3 ha sầu riêng, diện tích đất còn lại thì cho các hộ dân trong thôn thuê.

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nên vườn sầu riêng quanh năm xanh tốt, năng suất đạt cao. Hiện gần 1,5 ha sầu riêng của gia đình ông đạt sản lượng trên 20 tấn quả, cùng với cà phê đã mang về nguồn thu gần 2 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. Nhờ đó, ông Thái đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm phương tiện máy móc phục vụ sản xuất. Các con của ông đều chăm ngoan, học hành đến nơi đến chốn và có công việc ổn định.

Không chỉ phát triển kinh tế, ông Thái còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương. Ông cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trong trồng trọt cho các gia đình trong thôn. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động tại địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng.

“Năm 2021, gia đình tôi đã ủng hộ xã 1 tấn gạo trong đợt cách ly để phòng dịch Covid-19. Ngoài ra, vào dịp Tết Nguyên đán, gia đình cũng tặng hàng trăm suất quà cho các hộ nghèo, cận nghèo trong xã với tổng giá trị 50 triệu đồng/năm”-ông Thái chia sẻ.

Ông Phan Nhực-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Blang-cho rằng: “Ông Nguyễn Văn Thái là hội viên cựu chiến binh tiêu biểu của xã. Ông đã vượt lên khó khăn và xây dựng kinh tế gia đình phát triển. Bên cạnh đó, ông luôn tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động của Hội. Nhiều năm liền, ông được Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện tặng giấy khen. Ông Thái xứng đáng là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu để hội viên học tập và làm theo”.

Bệnh binh Đồng Văn Bờ (thôn Đoàn Kết, xã Ia Pal) cũng là gương điển hình ở địa phương. Trong căn nhà khang trang, ông Bờ xúc động khi kể về những tháng năm ở chiến trường. Năm 1978, theo tiếng gọi của Đảng, ông tình nguyện nhập ngũ, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1990, ông xuất ngũ trở về địa phương và hưởng chế độ bệnh binh. Năm 1991, ông đưa vợ con từ quê nhà Hải Dương vào thôn Đoàn Kết lập nghiệp.

Bệnh binh Đồng Văn Bờ (thôn Đoàn Kết, xã Ia Pal) là một trong những gương điển hình vượt khó vươn lên làm giàu.Ảnh: Phạm Ngọc

Bệnh binh Đồng Văn Bờ (thôn Đoàn Kết, xã Ia Pal) là một trong những gương điển hình vượt khó vươn lên làm giàu.Ảnh: Phạm Ngọc

Ông chia sẻ: “Vợ chồng tôi vào đây với 2 bàn tay trắng. Chúng tôi làm tạm chiếc lán giữa bãi đất trống để ở. Sau một thời gian đi làm thuê, vợ chồng đã dành dụm tiền để mua ít đất trồng rau màu và chăn nuôi”.

Nhờ chăm chỉ làm việc và tích lũy, ông mua được 1 ha đất trồng hồ tiêu. Tuy nhiên, năm 2016, vườn hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt nên ông quyết định chuyển sang trồng nhãn. Từ năm 2019, vườn nhãn của gia đình phát triển xanh tốt và cho năng suất cao. Mỗi năm, gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Ngoài việc nỗ lực lao động sản xuất, trở thành hạt nhân tích cực trong phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, ông Bờ còn nhiệt tình tham gia công tác ở địa phương với vai trò là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã rồi Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tào Roong. Ở vị trí công tác nào, ông cũng tích cực cùng cấp ủy, các hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Ông Lưu Gia Quyến-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Chư Sê: Nhiều thương binh, bệnh binh đã nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Họ là những thương binh “tàn nhưng không phế” và trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.