Lão nông Jrai vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Với sự nỗ lực trong lao động sản xuất và có nhiều đóng góp thiết thực cho cộng đồng, ông Rah Lan Ngay trở thành tấm gương sáng để dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) học tập, làm theo.

Ông Rah Lan Ngay kể: Năm 1984, sau khi lập gia đình, vợ chồng ông chỉ có 6 sào đất cằn cỗi được bố mẹ hai bên cho. Để đảm bảo lương thực, vợ chồng ông trồng mì và lúa. “Thời điểm đó, tôi trồng 2 sào mì, 4 sào lúa nhưng là giống lúa 9 tháng nên mỗi năm chỉ thu được vài bao. Vì thế, nhiều năm liền, vợ chồng tôi cứ ăn cơm độn mì cho qua bữa. Vất vả, thiếu thốn nên vợ chồng tôi quyết tâm khai hoang đất để trồng cây lương thực nhằm giải quyết cái đói”-ông Ngay chia sẻ.

Với quyết tâm đó, sau khi xin phép chính quyền địa phương, hàng ngày, vợ chồng ông mang theo rựa chặt từng bụi cây, vần từng viên đá để lấy đất trồng lúa. Đến năm 1986, gia đình ông đã có hơn 3 ha đất trồng lúa. Đặc biệt, từ chỗ trồng lúa 1 vụ, ông dần chuyển sang trồng giống lúa mới 2 vụ/năm. Không chỉ đảm bảo lương thực cho gia đình, ông còn dư lúa để bán. Những năm gần đây, huyện, xã hỗ trợ cho làng các giống lúa mới có năng suất cao, ông Ngay đưa vào gieo trồng nên năng suất đạt cao hơn. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông thu hơn 40 triệu đồng từ bán lúa.

Ông Rah Lan Ngay bên đống lúa vừa thu hoạch của gia đình. Ảnh: N.H

Ông Rah Lan Ngay bên đống lúa vừa thu hoạch của gia đình. Ảnh: N.H

Bên cạnh trồng lúa nước, ông Ngay còn nuôi thêm bò và dê để nâng cao thu nhập. Có thời điểm, gia đình ông nuôi hơn 50 con dê sinh sản và 20 con bò. Năm 2010, từ tiền bán lúa và gia súc, ông mua thêm được 2 ha đất trồng cà phê, hồ tiêu. Mỗi năm, gia đình thu 500-600 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông còn lãi gần 400 triệu đồng. “Nhờ có nguồn thu nhập này, tôi đã xây dựng được căn nhà khang trang, mua sắm nhiều máy móc phục vụ sản xuất. Mới đây, sau khi chia bớt đất cho các con làm vốn sản xuất, tôi chỉ duy trì một ít cà phê và chăn nuôi dê, bò để có thu nhập”-ông Ngay cho hay.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Ngay còn tích cực hỗ trợ dân làng về kỹ thuật trồng lúa nước hay giúp đỡ người dân nghèo khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Năm 2022, gia đình ông hiến gần 400 m2 đất mở rộng đường nội thôn đi qua trước nhà và mở đường nội đồng để tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản. Bà Siu Blăm (làng Ia Pết) chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần vận chuyển nông sản, chúng tôi phải đi qua bờ ruộng nhỏ hẹp. Từ khi ông Ngay hiến đất mở con đường này rộng lên gần 3 m, xe công nông vào được nên chúng tôi vận chuyển nông sản đỡ vất vả hơn. Dân làng chúng tôi rất biết ơn ông Ngay”.

Ngoài trồng trọt, ông Ngay còn nuôi thêm bò và dê để cải thiện thu nhập. Ảnh: N.H

Ngoài trồng trọt, ông Ngay còn nuôi thêm bò và dê để cải thiện thu nhập. Ảnh: N.H

Trao đổi với P.V, ông Rah Lan Tháo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Pết-nhận xét: Ông Rah Lan Ngay là tấm gương sáng trong lao động sản xuất. Không những vậy, ông còn thường xuyên hỗ trợ bà con kinh nghiệm sản xuất, vận động người dân đổi công cho nhau khi vào vụ thu hoạch, hỗ trợ nhau về đầu ra sản phẩm. Nhờ đó, bà con luôn tích cực sản xuất để cải thiện thu nhập, đặc biệt là biết áp dụng kỹ thuật vào trồng lúa nước để đạt năng suất cao. Hiện làng có 175 hộ nhưng chỉ còn 12 hộ nghèo, 38 hộ cận nghèo.

Không những vậy, ông Ngay còn là người có uy tín trong cộng đồng, thường xuyên tham gia công tác hòa giải, góp phần cùng với Ban Nhân dân thôn giải quyết các mâu thuẫn, xích mích, hàn gắn tình làng nghĩa xóm, củng cố tình đoàn kết cộng đồng. Mới đây, ông được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.