Đak Đoa: 30 gian hàng tham gia phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 18 và 19-8, tại thị trấn Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đak Đoa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông sản an toàn năm 2024.

Phiên chợ thu hút 30 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Đak Đoa và các huyện, TP. Pleiku. Các gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng như rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, mật ong... của đồng bào dân tộc thiểu số; sảm phẩm nông-lâm-thủy sản đã qua sơ chế, chế biến như: cà phê, tiêu, khoai lang, trái cây sấy, măng khô, điều, gạo…

Người dân chọn mua sản phẩm tại các gian hàng tham gia tại phiên chợ. Ảnh: Đinh Yến

Người dân chọn mua sản phẩm tại các gian hàng tham gia tại phiên chợ. Ảnh: Đinh Yến

Phiên chợ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể gặp gỡ trao đổi hợp tác, mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ nông sản, nhất là những sản phẩm đặc trưng, tiềm năng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện trong thời gian tới.

Tối 18-8, khách hàng và du khách còn được trải nghiệm, thưởng thức âm nhạc cồng chiêng. Ảnh: Thanh Tuấn

Tối 18-8, khách hàng và du khách còn được trải nghiệm, thưởng thức âm nhạc cồng chiêng. Ảnh: Thanh Tuấn

Đặc biệt, tại Phiên chợ, tối 18-8, khách hàng và du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, thưởng thức âm nhạc cồng chiêng.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.