Tăng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 1.000 ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh vừa tổ chức giao khoán thêm 1.040,22 ha rừng cho người dân xã Kon Pne (1.000 ha) và Đak Rong (40,22 ha) thuộc địa bàn huyện Kbang. Qua đó, nâng tổng số diện tích giao khoán của Vườn là 18.990,2 ha cho 29 nhóm hộ thuộc 18 cộng đồng thôn, làng vùng đệm của các huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân xã Kon Pne tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Phương

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân xã Kon Pne tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Phương

Trên cơ sở giao khoán diện tích rừng mới năm 2023, Vườn cũng tiến hành củng cố hợp đồng nhận khoán, gắn trách nhiệm của người dân với công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời rà soát và đưa ra ngoài danh sách nhận khoán đối với các hộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Mặt khác, Vườn phối hợp với ngân hàng chi trả tiền khoán quản lý, bảo vệ rừng quý I, quý II-2023 cho người dân và chi trả tiền giao khoán tăng thêm của năm 2022 cho cộng đồng, người dân nhận khoán với đơn giá là 540.000đồng/ha/năm.

Cùng với đó, Vườn cũng phối hợp với UBND các xã tổ chức 44 đợt tuyên truyền tại 22 thôn, làng vùng đệm thu hút được hơn 1.760 lượt người dân tham gia; tổ chức 60 đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại 6 trường học thuộc vùng đệm, thu hút được hơn 2.400 lượt học sinh; kết hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tổ chức 10 đợt tập huấn “Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên” thu hút 200 lượt người dân nhận khoán tham gia…

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.