Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

thoi-gian-qua-nho-trien-khai-giao-khoan-bao-ve-rung-cho-cong-dong-dan-cu-tai-nguyen-rung-tren-dia-ban-lam-phan-do-ban-quan-ly-rung-phong-ho-chu-se-duoc-quan-ly-tot-hon.jpg
Lực lượng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê phối hợp với các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng đi tuần tra bảo vệ rừng dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Lê Nam

Xác định những ngày Tết Nguyên đán thường là dịp các đối tượng lâm tặc lợi dụng để xâm hại rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê đã linh động bố trí lực lượng thay nhau vừa đón Tết cùng gia đình vừa đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng. Anh Nguyễn Dương Vinh-Tổ trưởng trạm Ayun (Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê)-cho biết: hơn 10 năm qua chưa năm nào anh có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình, người thân. Ngày Tết anh và các anh em trong đơn vị phải thay phiên nhau trực 24/24 giờ để công tác quản lý, bảo vệ rừng được đảm bảo.

Theo anh Vinh: Với đặc thù lực lượng của đơn vị đã mỏng mà những ngày Tết lại chia quân số trực 50% nên công việc lại càng thêm vất vả. Đơn vị phải thay phiên nhau trực để về nhà đón Tết cùng gia đình. "Vợ tôi cũng làm trong ngành lâm nghiệp và công tác ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch nên ngày Tết thường phải gửi con cho ông bà. Biết hoàn cảnh gia đình nên lãnh đạo 2 đơn vị cũng tạo điều kiện cho vợ chồng bố trí lịch nghỉ cùng ngày để tranh thủ lo dọn dẹp nhà cửa, đưa con cái về chúc Tết ông bà nội, ngoại người thân hai bên. Dù vất vả nhưng được sự quan tâm động viên kịp thời của lãnh đạo 2 đơn vị nên chúng tôi đều yên tâm công tác, động viên nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ”-anh Vinh chia sẻ.

Theo ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê: Hiện nay, đơn vị đang quản lý hơn 8.515 ha nằm trên địa bàn 8 xã thuộc 2 huyện gồm: xã Trang (huyện Đak Đoa); xã Bar Măih, Bờ Ngoong, Al Bă, Kông Htok, Ayun, Ia Pal, Hbông (huyện Chư Sê). Trước, trong và sau Tết thường xảy ra các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Do vậy, đơn vị đã chia lực lượng 50% quân số thay nhau vừa nghỉ Tết vừa đảm bảo trực bảo vệ rừng 24/24 giờ. Ngoài ra, để đảm bảo công tác PCCCR, đơn vị đã tổ chức đốt trước có điều khiển các khu vực rừng thông, rừng trồng ở xã Bar Măih. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống phát hiện sớm cháy rừng “Hotspot GLA” để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng, huy động lực lượng dập tắt đám cháy khi mới phát sinh.

luc-luong-nhan-khoan-quan-ly-bao-ve-rung-xa-ia-kreng-huyen-chu-pah-tuan-tra-kiem-soat-rung.jpg
Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tương tự, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba đang quản lý hơn 24.626 ha đất lâm nghiệp và nằm trên địa giới hành chính của 5 xã: Ia Rsươm, Uar, Chư Drăng, Ia Rmok, Ia Đreh. Ông Nguyễn Đình Sơn-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba-cho biết: Đơn vị luôn xác định công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị. Đơn vị thường xuyên củng cố, kiện toàn lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách, duy trì nghiêm túc kế hoạch công tác và phân công nhiệm vụ, phân công trực của các tổ, trạm quản quản lý vệ rừng. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng tại gốc. “​Để tổ chức đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm đồng thời đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đơn vị đã họp quán triệt đến toàn thể đảng viên, viên chức, hợp đồng lao động nêu cao tinh thần cảnh giác trong việc phòng chống cháy nổ, công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản cơ quan; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên lâm phần được giao quản lý trước, trong và sau Tết. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã và lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác PCCCR trong thời gian trước, trong và sau Tết; bố trí lực lượng trực PCCCR 24/24h tại cơ quan và các khu vực trọng điểm cháy trên lâm phần quản lý. Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra nắm bắt tình hình, chủ động phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm lâm luật, nhất là tại các khu vực giáp ranh với các huyện: Ea H’Leo, Krông Năng, Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) và giáp ranh với thị xã Ayun Pa.

Huyện Kbang luôn được xem là một trong những “điểm nóng” về tình trạng vi phạm các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ông Vũ Quang Sáng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kbang-thông tin: Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán, các lực lượng của huyện đang triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp với phương châm “bảo vệ rừng tận gốc”. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện Kbang thường xuyên phối hợp với các đơn vị chủ rừng, UBND các xã, thị trấn triển khai và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra truy quét tại các khu vực trọng điểm nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Trao đổi với P.V, ông Trương Thanh Hà-Quyền Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm-cho biết: Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục đã ban hành các văn bản để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: tổ chức tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời, bố trí lực lượng trực PCCCR, chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

“Đến nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra cháy rừng, không xảy ra các “điểm nóng” về phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật”-ông Hà thông tin thêm

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null