Sức sống mới trên vùng căn cứ cách mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Xã Krong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là căn cứ địa cách mạng vững chắc của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày đất nước thống nhất, Krong đang từng bước “thay da, đổi thịt”, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống người dân ngày càng cải thiện.

Đổi thay ở vùng đất anh hùng

Đến với Krong hôm nay, minh chứng rõ nét nhất về sự đổi thay là đường vào trung tâm xã đã thuận lợi hơn rất nhiều. Từ ngã ba Suối Nước (xã Sơ Pai) nối với đường Trường Sơn Đông theo đường nhựa đến xã chỉ hơn 30 km. Hành trình gập ghềnh đôi chút bởi tuyến đường được đưa vào sử dụng từ năm 2012 đến nay nên đã dần xuống cấp. Tuy nhiên, mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường này với kinh phí 85 tỷ đồng, sẽ triển khai thực hiện từ năm 2024 và hoàn thành vào năm 2026. Một tuyến đường khác cũng mới được đầu tư rộng thoáng từ xã Đak Rong đi vào. Đây là con đường đẹp, uốn lượn giữa những cánh rừng xanh ngút ngàn.

Những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ từng gắn bó với Khu căn cứ cách mạng Krong về thăm lại chiến trường xưa (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn
Những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ từng gắn bó với Khu căn cứ cách mạng Krong về thăm lại chiến trường xưa (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Tỉnh luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy truyền thống cách mạng và những giá trị lịch sử hào hùng ở các vùng căn cứ cách mạng. Việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ đồng bào các dân tộc ở xã Krong phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống đã khẳng định đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”của dân tộc ta.

Ông Đinh Bư (làng Tăng Lăng) được sinh ra và lớn lên tại đây. Ở tuổi 76, ông chứng kiến từng bước những đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng này. “Ngày trước, muốn vào đây chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Giờ thì giao thông thuận lợi, đường bê tông, đường nhựa chạy đến làng, ra đến khu sản xuất. Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ, giúp dân ở đây rất nhiều, không thể nói hết được”-ông Bư tự hào nói.

Cảm nhận rõ sự chuyển mình của địa phương, thầy Hoàng Văn Ngọc-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám-cho biết: Trước đây, đường sá vô cùng khó khăn, điểm trường xa nhất cách trung tâm xã hơn 10 km khiến việc duy trì sĩ số học sinh gặp nhiều trở ngại. Đến nay, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư khang trang sạch đẹp phục vụ cho việc dạy và học, đường từ trung tâm xã đến các làng đã được bê tông hóa giúp các em học sinh đến lớp thuận lợi hơn. “Người dân đã biết quan tâm đến việc học của con em mình nên tỷ lệ học sinh đến lớp đúng độ tuổi luôn đạt trên 95%. Xã có 5 trường thì 3 trong số này đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu hết năm nay các trường còn lại sẽ đạt chuẩn”-thầy Ngọc thông tin.

Từ những thiếu thốn trăm bề sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Krong đã không ngừng nỗ lực trong phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, các tuyến đường từ xã đến làng, đường nội thôn, liên thôn, đường đến khu sản xuất đều đã được mở rộng và bê tông hóa, 100% số làng đã có điện, được phủ sóng mạng điện thoại không dây; trung tâm xã còn có wifi để cập nhật thông tin.

Ông Nguyễn Tiến Ninh-Chủ tịch UBND xã Krong-khẳng định: Được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành quan tâm đầu tư, Krong đã có nhiều đổi thay, đời sống bà con từng bước đi lên. Tỷ lệ hộ nghèo từ chỗ chiếm gần 50% thì đến nay chỉ còn 7,02%. Chỉ cần hoàn thành tiêu chí về thu nhập nữa là xã sẽ về đích nông thôn mới (NTM) trong năm nay.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Krong hôm nay đang khoác lên mình diện mạo mới, điện-đường-trường-trạm được đầu tư xây dựng khang trang. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế cũng được triển khai tại địa phương, qua đó giúp người dân thay đổi dần tư duy sản xuất, đời sống không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn cũng ngày càng khởi sắc. Đến thời điểm này, xã Krong đã đạt 18/19 tiêu chí NTM. Theo Chủ tịch UBND xã Krong, chính quyền, Mặt trận và các hội, đoàn thể đang tăng cường hỗ trợ bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi với các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương hoàn thành tiêu chí về thu nhập.

Các hộ nghèo, cận nghèo được hưởng lợi từ việc nhận khoán bảo vệ rừng, giúp người dân cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Minh Nguyễn
Các hộ nghèo, cận nghèo được hưởng lợi từ việc nhận khoán bảo vệ rừng, giúp người dân cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn


Đặc biệt, trong hành trình kéo giảm hộ nghèo, huyện luôn đồng hành cùng xã hỗ trợ người dân phát triển sản xuất như: triển khai mô hình trồng mắc ca cho 176 hộ dân tại 10 làng của xã; trồng keo lai tại 60 hộ làng Klư và mô hình chăm sóc cà phê của 42 hộ tại 3 làng Sơ Lam, Đak Bok, Tăng Lăng… với tổng diện tích 120 ha. Đồng thời, triển khai mô hình trồng cây mắc ca, đậu cô ve lùn, lúa nước cho 163 hộ với kinh phí 429 triệu đồng; phát triển mô hình nuôi heo đen, dê, bò sinh sản, bò vỗ béo… nhằm mục tiêu giúp hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy còn phân công các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, phụ trách các hộ nghèo, từng bước tuyên truyền, vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hướng dẫn cách thức làm ăn. Cùng với đó là hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững ở địa phương. Hiện vùng căn cứ cách mạng này có 10 thôn, làng với hơn 1.380 hộ, gồm 5.580 khẩu, trong đó, người Bahnar chiếm hơn 80%. Dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân ở đây luôn đồng sức, đồng lòng cùng với cấp ủy, chính quyền quyết tâm sớm về đích NTM. Ông Đinh Nơn (làng Sơ Lam) phấn khởi cho hay: “Được hỗ trợ cây giống, phân bón và hướng dẫn của đoàn thể xã, tôi đã chuyển sang trồng các giống lúa ngắn ngày và nhiều loại cây khác cho năng suất cao hơn để tăng thu nhập. Bản thân tôi cũng tuyên truyền, hỗ trợ dân làng làm theo để kinh tế gia đình này ngày một khá hơn”.

Bên cạnh đó, để giúp người dân có thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa còn tạo điều kiện cho 35 hộ nghèo, cận nghèo ở làng Hro, Đak Trâu, Yueng tham gia nhận khoán bảo vệ hơn 456 ha rừng với mức thu nhập trên 10 triệu đồng/hộ/năm. Ông Hồ Ngọc Thọ-Giám đốc Công ty-cho biết: Sắp tới, đơn vị còn liên kết với người dân trồng 200 ha rừng trên diện tích đất lâm nghiệp mà người dân canh tác nương rẫy. “Công ty bỏ vốn, cây giống và vật tư ban đầu, người dân chỉ cần bỏ công trồng, chăm sóc. Đến kỳ thu hoạch, lợi nhuận thu được sẽ chia đôi theo hợp đồng ký kết. Trong thời gian chờ cây lớn, người dân có thể trồng xen cây ngắn ngày để cải thiện thu nhập. Chúng tôi ưu tiên những hộ nghèo, cận nghèo để hỗ trợ địa phương hoàn thành tiêu chí thu nhập, sớm về đích NTM”-ông Thọ cho hay.

Chú trọng phát triển du lịch lịch sử-sinh thái

Ngày nay, mỗi khi đến Krong là một lần nhắc nhớ đến tấm lòng thủy chung, sắt son, ân tình của người dân nơi đây với Đảng, với cách mạng. Trong kháng chiến gian khó, dù “đói cơm lạt muối” nhưng người dân Krong vẫn đóng góp những gì có thể cho cách mạng. Chính vì vậy, việc tỉnh đầu tư, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với vùng đất đầy nghĩa nặng tình sâu.

Các tiết mục biểu diễn chào mừng sự kiện khánh thành Khu Di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong. Ảnh: Minh Nguyễn
Các tiết mục biểu diễn chào mừng sự kiện khánh thành Khu Di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Minh Nguyễn


Bà Huỳnh Thị Sáu-cán bộ văn thư đánh máy Ban Kiểm tra Đảng trong kháng chiến-tự hào chia sẻ: “Sự hiện diện của công trình mang ý nghĩa lịch sử này không chỉ là tâm nguyện mà còn là sự tri ân sâu sắc của cả một thế hệ từng gắn bó với khu căn cứ. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay”.

Theo ông Y Phương-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, để Krong hôm nay mãi là một địa danh đầy tự hào về một thời hoa lửa thì bên cạnh việc duy tu, bảo dưỡng công trình mang nhiều ý nghĩa lịch sử, huyện còn định hướng khai thác, kết nối với các địa phương khác phát triển các loại hình du lịch lịch sử-sinh thái. “Sắp tới, huyện sẽ giao hợp tác xã tại địa phương tiếp tục nghiên cứu thành lập các tổ đan lát, dệt thổ cẩm, thử nghiệm các mô hình dịch vụ homestay; khai thác thế mạnh của địa phương về văn hóa ẩm thực, văn hóa cộng đồng để tạo sức bật phát triển du lịch”-ông Phương thông tin.

4 Vùng căn cứ cách mạng Krong đang từng bước “thay da, đổi thịt”, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống người dân ngày càng khởi sắc.jpg
Vùng căn cứ cách mạng Krong ngày càng khởi sắc. Ảnh: Minh Nguyễn


Phó Chủ tịch UBND huyện trao đổi thêm: Thời gian qua, nhiều chương trình, dự án “đền ơn, đáp nghĩa” đã được tập trung đầu tư cho Krong. Tuy nhiên, đời sống bà con nơi đây vẫn còn khó khăn. Vì vậy, định hướng lâu dài của huyện là trao “cần câu” chứ không phải chỉ là “con cá”. Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ này đề ra là phải làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho bà con, đồng thời kết hợp các chương trình, dự án của Nhà nước cùng sự chung tay vào cuộc của tất cả các ban, ngành của huyện để hỗ trợ các hộ thoát nghèo. Trong đó, việc tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân tư duy làm du lịch là một trong số những giải pháp đề ra; mặt khác từng bước nâng cao giá trị sản phẩm gắn với thị trường, không chỉ trông chờ, sống dựa vào các sản vật của rừng. Với điểm tựa ấy, cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn sẽ hiện diện trong mỗi căn nhà của đồng bào ở Krong, từng bước đưa vùng đất này vươn lên, khởi sắc từng ngày.
 

 MINH NGUYỄN
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.