Sửa đổi tiêu chí phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sửa đổi tên nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch - truyền thống - lễ hội tại Mục 1, Phần VI, Phụ lục I thành nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.

 

Kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)



Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 781/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Theo đó, sửa đổi tên nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch-truyền thống-lễ hội tại Mục 1, Phần VI, Phụ lục I thành nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.

Quyết định cũng bổ sung Mục 6, Phụ lục II nội dung “6. Yêu cầu về một số tiêu chí cần đạt tối thiểu trong đánh giá, phân hạng sản phẩm”; áp dụng đối với các nhóm sản phẩm (trừ nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch). Cụ thể, có 3 nhóm tiêu chí gồm: sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng sản phẩm; được phân hạng từ 1-5 sao.

Trong đó, với nhóm tiêu chí chất lượng sản phẩm, tiêu chí cần đạt tối thiểu theo từng phân hạng sản phẩm OCOP như sau:

- Hạng 2 sao: Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm nhóm 4 và 5, có bản mô tả về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

- Hạng 3 sao: Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm có công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định; đảm bảo chất lượng sản phẩm: nhóm 1, 2, 3 và 4: có kế hoạch kiểm soát nội bộ gắn với truy xuất nguồn gốc theo quy định của pháp luật; mức độ tinh xảo/sắc nét; có giá trị mỹ thuật, kỹ thuật.

- Hạng 4 sao: Đáp ứng các yêu cầu của hạng 3 sao; tính độc đáo: nhóm 1, 2, 3 và 4: chất lượng sản phẩm độc đáo, mang tính đặc trưng; mức độ tinh xảo/sắc nét: nhóm 5: chất lượng sản phẩm tinh xảo; đảm bảo chất lượng sản phẩm: nhóm 1, 2, 3 và 4: có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến của Việt Nam.

- Hạng 5 sao: Đáp ứng các yêu cầu của hạng 4 sao; đảm bảo chất lượng sản phẩm: có chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường đích.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.