Sự trung thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước tình tình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc thực hiện nghiêm cảnh báo của cơ quan chuyên môn, quy định của chính quyền là yêu cầu bắt buộc mà mọi công dân phải chấp hành. 
Những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều đến trường hợp 1 nữ giáo viên Trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP. Hải Phòng) khai báo y tế không trung thực gây phức tạp trong công tác phòng-chống dịch Covid-19. Cụ thể, bà Hoàng Thị T. có về ăn Tết ở vùng dịch Hải Dương nhưng khi trở lại Hải Phòng thì khai báo ra Hà Nội. Kết quả kiểm chứng xác định, thực chất bà T. có đi về vùng dịch khiến hàng loạt khu vực tại Hải Phòng phải khoanh vùng tạm thời nhằm phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Lượng lực chức năng nhắc nhở các trường hợp vi phạm về quy định phòng-chống dịch Covid-19 khi tham gia giao thông qua trục đường Hùng Vương-Nguyễn Thái Học (TP. Pleiku). Ảnh: HỒ ANH TIẾN
Lượng lực chức năng nhắc nhở các trường hợp vi phạm quy định phòng-chống dịch Covid-19 khi tham gia giao thông qua trục đường Hùng Vương-Nguyễn Thái Học (TP. Pleiku). Ảnh: Hồ Anh Tiến
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng yêu cầu kỷ luật mức cao nhất đối với nữ giáo viên này về hành vi gian dối. Đây chỉ là câu chuyện “quýt làm”, “quýt chịu”. Mọi việc tưởng chừng đơn giản nhưng nếu đó là nguyên nhân lây lan dịch bệnh thì hệ lụy để lại vô cùng nguy hiểm. Chỉ một lời trình bày không trung thực để rồi biết bao nhiêu người phải cách ly, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc vì sự an toàn về sức khỏe của cộng đồng, đó là chưa tính hết thiệt hại về vật chất và tinh thần.
Bởi vậy, trung thực vẫn luôn là điều cốt lõi trong đời sống hàng ngày dù làm ở ngành nghề và giữ chức vụ gì. Đó là đức tính ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật. Trung thực thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống. Thiếu trung thực không chỉ tác động đến một người, một nhóm người mà thậm chí rất nhiều người. Hệ lụy để lại cũng sẽ khó lường.
Trước tình tình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc thực hiện nghiêm cảnh báo của cơ quan chuyên môn, quy định của chính quyền là yêu cầu bắt buộc mà mọi công dân phải chấp hành. Dẫu biết rằng cách ly là chẳng đặng đừng, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, học tập, đi lại, việc làm của một cá nhân nhưng không vì thế mà không chấp hành.
Chúng ta vừa trải qua một cái Tết hết sức đặc biệt. Đặc biệt bởi không trọn vẹn với biết bao nhiêu gia đình, người thân trong hòa bình với điều kiện hết sức thuận lợi. Song, với cái Tết này, cũng hết sức hoan nghênh các cá nhân đã mạnh dạn, trung thực khai báo y tế nghiêm túc, chấp hành rất tốt lệnh của các cơ quan hữu quan.
Ông Nguyễn Tín-Chủ tịch UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku) chia sẻ: “Trong dịp Tết năm nay, phường Tây Sơn có đến 5 trường hợp phải cách ly tập trung, 126 trường hợp cách tại nhà theo quy định. Đến nay, đã có 70 trường hợp thực hiện xong cách ly tại nhà. Nhìn chung, công dân địa phương rất tích cực ủng hộ chủ trương và xem đây là trách nhiệm công dân”. 
Nhìn rộng ra, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, chúng ta đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Tổ chức Y tế Thế giới và đặc biệt là đối với người dân trong nước để họ chủ động phòng trách. Và như một chân lý đã kiểm nghiệm, việc mở rộng thông tin, sự trung thực sẽ giúp chúng ta khống chế dịch nguy hiểm; sự trung thực, minh bạch thông tin cũng tạo cơ hội giúp củng cố lòng tin trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và bạn bè quốc tế để cùng hướng đến một cuộc sống an toàn, tự do và thịnh vượng.
HUỲNH LÊ

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.