Sôi nổi hội thi bàn tay vàng khai thác mủ cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến nay, hầu hết doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hội thi bàn tay vàng khai thác mủ cao su năm 2022. Đây thực sự là ngày hội tay nghề của công nhân khai thác mủ cao su.
Ông Phạm Đình Luyến-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh-cho biết: Để chuẩn bị cho hội thi bàn tay vàng cấp công ty, trước đó, các nông trường đã tổ chức hội thi cấp cơ sở. Theo đó, các đơn vị đã lựa chọn 46 thợ khai thác tham gia hội thi cấp công ty, trong đó có 27 công nhân là người dân tộc thiểu số. Trong tổng số 13 thợ khai thác mủ cao su đạt giải cao thì có 4 công nhân người dân tộc thiểu số; 20 kiện tướng được công nhận thì có 9 công nhân người dân tộc thiểu số.
Cũng theo ông Luyến, những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân luôn được đơn vị chú trọng, đặc biệt là công nhân người dân tộc thiểu số. Nhờ đó, trình độ khai thác mủ của đội ngũ công nhân ngày một nâng cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Để tham dự hội thi bàn tay vàng khai thác mủ cao su, chị Rah Lan Nguyệt (Nông trường Cao su Ia Glai, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê) đã dành thời gian ôn lại lý thuyết và tích cực luyện tập kỹ thuật trước đó nhiều tháng. Kết quả, chị đạt danh hiệu Bàn tay vàng. “Khai thác mủ cao su không khó, nhưng cái khó là phải cạo được nhiều mủ và đúng kỹ thuật, bảo vệ được vườn cây. Trước đây, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc cạo mủ, nhưng nhờ tích cực học tập và được các công nhân người Kinh hướng dẫn nên tay nghề ngày một nâng cao. Hiện nay, tôi thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật cho các công nhân khác, đặc biệt là công nhân người dân tộc thiểu số mới tuyển dụng”-chị Nguyệt chia sẻ.
Công nhân Công ty 715 (Binh đoàn 15) thực hiện phần thi cạo mủ cao su. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Công nhân Công ty 715 (Binh đoàn 15) thực hiện phần thi cạo mủ cao su. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Những năm qua, phong trào “Luyện tay nghề-thi thợ giỏi” đã được các công ty cao su trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả. Là một trong những đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Ia Grai, Công ty 715 (Binh đoàn 15) đã thực hiện tốt công tác tuyển công nhân là người dân tộc tại chỗ. Đại tá Nguyễn Phúc Khính-Giám đốc Công ty-cho biết: “Đơn vị đang quản lý, khai thác hơn 3 ngàn ha cao su. Năm 2022, chúng tôi tuyển dụng 146 công nhân, đa số là người dân tộc thiểu số. Để công nhân nhanh chóng tiếp cận với việc khai thác mủ cao su, chúng tôi đã tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho 382 công nhân khai thác mủ”. 
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Hoàng Văn Sỹ-Tư lệnh Binh đoàn 15-cho biết: Hội thi bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su là ngày hội truyền thống của ngành cao su. Tại ngày hội, những người công nhân ưu tú được thể hiện bản lĩnh, tài năng, sự khéo léo cũng như trình độ hiểu biết của mình về cây cao su, về công tác khai thác, thu hoạch mủ; là sân chơi để công nhân giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. “Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, vườn cây của đơn vị ở nhiều địa phương, công nhân đa số là người dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, hội thi bàn tay vàng và phong trào “Luyện tay nghề-thi thợ giỏi” là động lực để đội ngũ công nhân nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”-Đại tá Hoàng Văn Sỹ nhấn mạnh.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.