Siu H’Kéch: “Báu vật ” của buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi số người biết kể sử thi (kể khan) dần trở nên hiếm hoi trong cộng đồng người Jrai thì tại tổ dân phố 12 (thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), bà Siu H’Kéch vẫn ngày ngày cất lên những giai điệu sử thi hào hùng. Bà là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan.

Mặt trời dần khuất sau lưng núi. Chúng tôi tìm đến nhà bà H’Kéch với mong muốn được một lần nghe bà kể khan. Thấy khách từ xa, bà vội vàng ra đón với nụ cười đôn hậu. Ở tuổi 86 nhưng bà H’Kéch vẫn còn khỏe và minh mẫn.

Hỏi chuyện mới biết, thời trẻ, bà từng tham gia cách mạng. Bà cùng chồng là ông Kpă Uit tham gia đấu tranh trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Khi ấy, bà vừa địu con trên lưng, vừa len lỏi trong rừng sâu để tiếp tế, chuyển thư cho bộ đội. Ông Uit cũng từng bị địch bắt giam ở thị xã Hậu Bổn (nay là thị xã Ayun Pa).

Suốt 6 tháng chồng bị cầm tù, bà H’Kéch một mình nuôi con và kiên trì hoạt động cách mạng. Sau ngày giải phóng, vợ chồng bà trở lại cuộc sống đời thường vốn có và trong lòng vẫn sắt son một niềm tin với Đảng.

Sau những ký ức hào hùng trong thời chiến, bà H’Kéch tiếp tục câu chuyện với chúng tôi về tình yêu của mình dành cho sử thi của dân tộc. Bà kể: Ngày trước, tổ 12 có tên gọi là làng A Măng. Làng có rất nhiều người biết kể khan. Với dân làng, kể khan như món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

“Lúc bấy giờ, ông Kpă Nhốt và bà Kpă H’Chra kể khan hay nhất làng. Mỗi tối, tôi và lũ trẻ con rủ nhau đến nhà ông bà để nghe kể khan. Bên bếp lửa đỏ hồng, chúng tôi được nghe những câu chuyện về các dũng sĩ, về Yàng, về những cuộc giao tranh giữa các bộ tộc. Cứ thế, theo năm tháng, từng lời kể khan cũng thấm sâu vào tâm trí tôi”-bà H’Kéch nhớ lại.

ba-hkech-va-anh-quang-con-re-ba-cung-on-lai-lngay-thang-tham-gia-hoat-dong-cach-mang-anh-lac-ha.jpg
Bà H’Kéch là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan. Ảnh: L.H

Hiện bà H’Kéch thuộc lòng hơn 10 bài sử thi của người Jrai. Tùy vào nội dung mà mỗi bài khan sẽ kể trong 20 phút, có bài kéo dài từ đêm này sang đêm khác. Sau này, khi đã làm mẹ, bà H’Kéch ru con ngủ bằng chính những bài sử thi ấy. “Ngày trước không có điện thoại, ti vi, lũ nhỏ cứ đòi mẹ kể khan. Nhờ vậy nên tôi nhớ sử thi lâu lắm”-bà H’Kéch chia sẻ.

Chị Siu H’Ming (con gái bà H’Kéch) tâm sự: “Từ nhỏ, mình thường xuyên được nghe mẹ kể khan. Lời kể của mẹ chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu thương và lòng dũng cảm.

Giờ đây, mình cũng nhớ được vài bài sử thi và thường xuyên kể cho con nghe. Mình muốn con cũng có một tuổi thơ đầy ắp những câu chuyện như mình ngày xưa. Tiếng khan của mẹ đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức và gắn bó với mình suốt những năm tháng trưởng thành”.

Đến nay, mỗi khi cất giọng kể khan, bà H’Kéch như trở về thời son trẻ, khi mà từng câu, từng chữ đã trở thành một phần máu thịt của bà. Với bà, sử thi là hơi thở, là linh hồn của người Jrai. Vì thế, lũ trẻ trong làng đều yêu thích những câu chuyện của bà. Mỗi tối, chúng lại kéo đến nhà bà để nghe kể khan. Những câu chuyện về Yàng, về cuộc giao tranh giữa các bộ tộc qua giọng kể của bà trở nên sống động.

Anh Kpă Quang (con rể bà H’Kéch) bày tỏ: “Mình rất tự hào vì mẹ là người duy nhất trong làng còn biết kể khan. Những câu chuyện của mẹ không chỉ giúp mình hiểu hơn về văn hóa của người Jrai mà còn khiến mình thêm yêu quý và trân trọng truyền thống của dân tộc. Mình đang cố gắng ghi chép và học thuộc một vài bài để gìn giữ và truyền lại cho con cháu, để tiếng khan không bị mai một”.

Trao đổi với P.V, bà Kpă Loan-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú Thiện-nhận xét: “Bà H’Kéch là cháu của Vua Gió đời thứ tư, cũng là người hiếm hoi còn lưu giữ những bài sử thi của người Jrai tại huyện Phú Thiện. Những năm gần đây, huyện đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các hoạt động kể sử thi nhằm gìn giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc Jrai trên địa bàn”.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

(GLO)- Chiều 26-4, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa cho biết, mưa lớn kèm theo dông lốc xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện vào ngày 24-4 đã làm 69 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích cây trồng của người dân bị thiệt hại nặng.