Thêm 2 sử thi Bahnar giàu tính nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 26 sử thi Dăm Giông của dân tộc Bahnar do Nhà xuất bản Khoa học xã hội công bố từ năm 2005 trở lại đây, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng tiếp tục trình làng 2 sử thi mới là “Bia Phu đeo đá” và “Giông nhặt nhẫn của Sut Yang”.

“Bia Phu đeo đá” là câu chuyện kể về anh hùng Dăm Giông và Dăm Giơ đi tìm cây dầu rái để trang trí cho những chiếc gùi mới đan. Khi đi rừng, Dăm Giông thấy con chim de de đẹp liền bắn mũi tên trúng cánh chim. Con chim bị thương mang mũi tên bay về làng.

Hai anh em theo dấu chim đi tìm thì vô tình nhặt được chiếc hoa tai bạc của ai đó đánh rơi và có ý đi tìm người để trả lại vật trang sức quý. Trong lúc đó, 2 chàng trai lại gặp người đẹp Bia Phu, con gái của Rơh giàu có ở làng bên.

Bia Phu khi gặp Dăm Giông đã yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau đó, Bia Phu đã tìm gặp lại Giông và 2 người thề nguyền kết nghĩa vợ chồng. Nhưng cha của Bia Phu không đồng ý và muốn con gái mình bắt chồng giàu có ở hạ nguồn, đó là Dăm Jrai và Dăm Lao, những chàng trai ngỗ nghịch.

Vừa bị cha ép buộc, vừa bị 2 chàng trai ở hạ nguồn bắt về làm vợ, nhưng Bia Phu quyết không chịu và bỏ trốn. Bia Phu còn lấy đá đeo vào bụng giả mang thai để lừa 2 chàng trai xấu tính; đồng thời nàng còn lấy cắp những vũ khí thần kỳ của Dăm Jrai và Dăm Lao. Mâu thuẫn đã đến hồi cao trào, 2 chàng trai cùng bọn xấu ở hạ nguồn kéo lên thượng nguồn để đánh nhau với Dăm Giông nhằm cướp lại người đẹp Bia Phu.

Cuối cùng, chiến thắng thuộc về người anh hùng Dăm Giông và trai tráng ở thượng nguồn. Cộng đồng dân làng vui vẻ tổ chức đám cưới cho Bia Phu và Dăm Giông.

tsnguyen-tien-dung-cung-lam-viec-voi-nghe-nhan-a-luu-ve-su-thi-bahnar.jpg
TS.Nguyễn Tiến Dũng cùng làm việc với nghệ nhân A Lưu về sử thi Bahnar. Ảnh: B.Q.V

Ở đây, bên cạnh nội dung và mô típ quen thuộc trong các sử thi ở Tây Nguyên, chúng ta thấy nổi bật ở các tác phẩm này là xã hội của người Bahnar đã vượt ra ngoài cộng đồng bình đẳng nguyên thủy, không có phân chia giai cấp mà đã bắt đầu chớm nở sự phân biệt tầng lớp giàu nghèo. Đó cũng là quy luật tất yếu sự phát triển của xã hội loài người.

“Giông nhặt nhẫn của Sut Yang” cũng là tác phẩm nằm trong vòng tuần hoàn của những anh hùng sử thi Tây Nguyên: đánh nhau-làm lụng-cưới vợ. Ở đây, người con gái xinh đẹp Sut Yang ở hạ nguồn có nhẫn quý từ người cha cho để làm bùa hộ mệnh. Đó là vật được thần linh ban tặng-Hơdang rang Hơng lăng.

Trong một lần đi tắm, nàng đã để quên nhẫn quý ở giọt nước. Chim klang hơ drăng đã cắp chiếc nhẫn quý ấy đánh rơi ở chòi rẫy của Dăm Giông và chàng đã nhặt được. Bị mất nhẫn, Sut Yang buồn rầu, không ăn uống mấy ngày liền. Cha nàng sai con trai đi tìm khắp nơi nhưng vẫn bặt vô âm tín.

Nhìn con gái đau buồn, cha nàng tuyên bố, chàng trai nào tìm ra nhẫn quý ấy sẽ được cưới con gái của ông làm vợ. Nghe tin, trai tráng khắp hạ nguồn ra sức tìm kiếm nhưng vẫn không có kết quả. Cuối cùng, cha nàng sai con trai lên xứ thượng nguồn để tìm. May mắn, anh trai nàng gặp Dăm Giông-chàng trai nhặt được nhẫn quý của Sut Yang. Khi nhận lại nhẫn quý, Sut Yang đã rung động trước chàng trai dũng mãnh, thật thà Dăm Giông.

Trước đó, cha của Sut Yang đã hứa hôn với gia đình chàng trai Klong Krong ở hạ nguồn nên trai tráng ở đây cho rằng Giông đã cướp vợ của người thân họ. Vì vậy, họ kéo nhau đi đánh Giông và trai tráng xứ thượng nguồn. Cuộc chiến xảy ra hết sức khốc liệt, kéo dài nhiều năm tháng, người chết, bị thương và bị bắt vô số.

Cuối cùng, phần thắng thuộc về Dăm Giông và những chiến binh thượng nguồn. Anh em Dăm Giông đã khoan hồng, tha bổng cho tù binh và tổ chức đám cưới linh đình với người đẹp Sut Yang, người em là Dăm Giơ cưới người bạn thân của Sut Yang là Dreng Yang.

Nhìn chung, 2 sử thi Bahnar mới sưu tầm có nội dung khá ly kỳ và hấp dẫn, có giá trị về nghệ thuật, cộng với tài diễn xuất, trí nhớ của nghệ nhân A Lưu (người kể và diễn xướng), cùng với sự dịch nghĩa sát hợp, am hiểu phong tục tập quán của A Jar đã làm nên tác phẩm hoàn hảo cả nội dung và hình thức, bổ sung cho kho tàng giàu có của sử thi Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null