Sau Trung Quốc, đến lượt Malaysia phản đối 2 đạo luật về biển mới ban hành của Manila

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia Mohamad Alamin cho biết nước này sẽ gửi công hàm phản đối tới Philippines về các đạo luật hàng hải mà Manila mới ban hành.

tong-thong-philippines-marcos-anh-afp.jpg
Tổng thống Marcos hôm 8/11 đã ký ban hành 2 đạo luật về biển của Philippines. Ảnh: AFP

Thứ trưởng Ngoại giao Alamin cho biết chính phủ Malaysia đã xem xét các tài liệu tham chiếu liên quan đến luật của Philippines và nhận thấy văn kiện này đề cập đến yêu sách đối với bang Sabah của Malaysia trên đảo Borneo.

Cơ quan chức năng Malaysia đã nghiên cứu và nhận thấy yêu sách chủ quyền của Philippines đề cập trong 2 đạo luật đã chồng lấn với chủ quyền của Malaysia ở vùng biển Sabah.

Theo Reuters, Philippines đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với phần phía Đông của Sabah từ thời thuộc địa, nhưng hiếm khi có tuyên bố chính thức về vấn đề này. Tòa án Tối cao Philippines năm 2011 phán quyết rằng yêu sách chưa bao giờ bị từ bỏ.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm 8/11 đã ký ban hành 2 đạo luật: Luật Vùng biển và Luật Đường biển của quần đảo Philippines, thể hiện yêu sách đối với Biển Đông vào luật nội địa.

2 đạo luật thiết lập các tuyến hàng hải và hàng không cho tàu thuyền, máy bay và các phương tiện nước ngoài có thể đi qua mà “không gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines”.

2 ngày sau đó ( 10/11), Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố phản đối kịch liệt 2 đạo luật: Luật Vùng biển và Luật Đường biển của Philippines.

Liên quan, ngày 14/11, Hải cảnh Trung Quốc tiến hành tuần tra quanh bãi cạn Scarborough tranh chấp ở Biển Đông, một ngày sau khi quân đội nước này triển khai cuộc tuần tra chung trên không và trên biển trong khu vực.

Cục Hải cảnh Trung Quốc xác nhận: "Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành tuần tra thực thi pháp luật trong vùng lãnh hải của đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) và khu vực xung quanh. Đây là hoạt động thực thi pháp luật được cảnh sát biển Trung Quốc tiến hành theo quy định của pháp luật".

Philippines chưa có động thái gì trước việc Malaysia phản đối 2 đạo luật của mình. Trong khi Mỹ bày tỏ ủng hộ, cho rằng các quốc gia khác cũng đã thông qua những đạo luật tương tự.

Có thể bạn quan tâm

Cần xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hạn theo lộ trình đối với các Khu công nghiệp

Cần xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hạn theo lộ trình đối với các Khu công nghiệp

(GLO)- Tiếp tục chương trình chuyến công tác, chiều 19-7, đồng chí Nguyễn Tự Công Hoàng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Ban về một số vấn đề liên quan đến phát triển Khu công nghiệp.

Quang cảnh buổi làm việc

Tháng 10-2026 phải hoàn thành đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Pleiku

(GLO)- Chiều 18-7, tại phường Pleiku, đồng chí Nguyễn Tự Công Hoàng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đã có buổi làm việc với chủ đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Pleiku và các nhà đầu tư thứ cấp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh kiểm tra công tác vận hành tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Ia Phí. Ảnh: Ngọc Luận

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh thăm, làm việc tại 2 xã Ia Phí và Ia Ly

(GLO)- Ngày 17-7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Thanh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương tại 2 xã Ia Phí và Ia Ly sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Quang cảnh làm việc tại xã Bình Hiệp. Ảnh: Nhật Trường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch làm việc với xã Bình Hiệp

(GLO)- Chiều 16-7, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - đã có buổi làm việc với xã Bình Hiệp sau 2 tuần vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, đồng thời nắm bắt công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã Bình Hiệp lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

null