Rắc rối chuyện dừng, đỗ xe nơi công cộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà anh trai tôi cạnh một quán phở nổi tiếng, lượng khách buổi sáng khá đông. Do trước quán phở đã hết chỗ nên không ít người đỗ xe lên vỉa hè, chắn cả lối ra vào của những nhà bên cạnh. Anh tôi mở cổng định chạy xe đi làm thì bị một chiếc ô tô khác chắn trước cửa ra vào. Anh đành sang bên quán hỏi rồi nhờ chủ xe di chuyển xe ra chỗ khác.

Thay vì nói lời xin lỗi thì chủ xe lại có thái độ hằn học vì bị “làm phiền” khi đang ăn sáng. Việc đỗ xe chắn lối ra vào nhà tái diễn nhiều lần khiến anh tôi và một số hộ dân gần đó thấy bất tiện và không đồng tình.

Nhà ở ngay trung tâm thành phố nên bạn tôi không ít lần trở thành nạn nhân của việc đỗ xe vô ý thức. Cách đây một tuần, gia đình bạn có việc phải về quê vài ngày. Khi trở về thì thấy một chiếc xe ô tô đỗ ngay trước cổng nhà. Bạn hỏi những người xung quanh nhưng không biết chủ xe là ai, chủ xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc nếu cần.

Tình trạng đỗ xe chắn lối ra vào nhà, che khuất mặt bằng kinh doanh hay chắn đường vào những con hẻm nhỏ… rõ ràng đã làm phiền đến nhiều gia đình. Để tránh căng thẳng, xích mích, họ góp ý trực tiếp hoặc viết giấy “nhắc khéo” không dừng, đỗ nữa. Tuy vậy, nhiều trường hợp bức xúc, thiếu kiềm chế đã dẫn đến những hành động như đập vỡ kính, làm thủng lốp, vẽ bậy lên xe với những lời lẽ thiếu văn hóa… Mâu thuẫn, căng thẳng thậm chí dẫn đến xô xát, đánh nhau, để lại hậu quả nghiêm trọng. Đối mặt với những trường hợp đỗ xe vô ý, nhiều người không giữ được sự bình tĩnh là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên, không ai ủng hộ cách xử sự “cả giận mất khôn” làm hư hỏng tài sản của người khác.

Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau: bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; song song với một xe khác đang dừng, đỗ; trước cổng và trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe…

Tuy vậy, trên thực tế, nhiều người cho rằng, việc đỗ xe trên vỉa hè, đường phố hoặc những nơi không cấm dừng, đỗ xe không có gì sai. Một số lý giải việc đỗ xe trước nhà dân chỉ là trường hợp bất đắc dĩ, “để tạm” khi không thể tìm được chỗ đỗ xe xung quanh.

Việc dừng, đỗ xe ô tô chỉ là chuyện nhỏ, nhưng có thể trở thành chuyện lớn nếu bị đẩy đi quá xa. Với người sử dụng ô tô, trước hết cần có ý thức trong việc dừng, đỗ xe và có tinh thần cầu thị trong cách giải quyết vấn đề. Chủ xe cần ý tứ, chọn vị trí đỗ để không gây ách tắc giao thông, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hay hoạt động kinh doanh của người khác. Không gian đô thị vốn chật hẹp, trong trường hợp bất đắc dĩ phải đỗ xe trước cửa nhà người khác, chủ xe nên quan sát kỹ vị trí, xin phép chủ nhà hoặc để lại số điện thoại.

Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, minh chứng là số lượng ô tô cá nhân ngày càng nhiều. Nâng cao ý thức từ việc dừng, đỗ xe nơi công cộng, ứng xử sao cho văn hóa sẽ giúp xã hội thêm văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Những cán bộ Công an xã hết lòng vì dân

Những cán bộ Công an xã hết lòng vì dân

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, gần gũi và gắn bó mật thiết với cộng đồng, nhiều cán bộ Công an xã tại Gia Lai đã nhận được sự tin tưởng và quý mến từ người dân, góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an trong lòng Nhân dân.

Các cấp Hội Phụ nữ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Ảnh: M.C

Phụ nữ Gia Lai: Một năm nhiều dấu ấn

(GLO)- Với việc không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã tạo ra nhiều dấu ấn và đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Đak Pơ lan tỏa tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”

Đak Pơ lan tỏa tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”

(GLO)- Phát huy tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”, người cao tuổi (NCT) trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) luôn gương mẫu đi đầu thực hiện các phong trào, hoạt động của địa phương cũng như tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Nâng cao chất lượng dân số: Đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Nâng cao chất lượng dân số: Đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

(GLO)- Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12) và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26-12) năm 2024. Thông điệp ấy khẳng định tầm quan trọng của công tác dân số trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Người dân xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: L.N

Chư Păh siết chặt quản lý nguồn nước ngầm

(GLO)- Trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có 500 công trình khai thác nước dưới đất (giếng khoan) phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý nguồn nước ngầm nhằm mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Quản lý thời gian

Quản lý thời gian

(GLO)- Ai cũng biết thời gian đã đi qua thì không bao giờ trở lại. Vậy làm thế nào để mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa, để có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện.

Giáng sinh ấm áp, an lành

Giáng sinh ấm áp, an lành

(GLO) - Được sự quan tâm các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và ban ngành tỉnh Gia Lai, các giáo xứ và nhà thờ Công giáo, chi hội Tin lành đã diễn ra mùa Giáng sinh năm 2024 thật sự ấm áp, trang trọng và an lành. 

Bình yên trên cánh đồng Ia Chanh

Bình yên trên cánh đồng Ia Chanh

(GLO)- Nằm trong lòng thành phố, cánh đồng Ia Chanh (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku) không chỉ là nơi để người dân Jrai nơi đây đảm bảo được an ninh lương thực mà còn giàu tiềm năng phát triển du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên hữu tình.