Quan tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn về việc tăng cường hỗ trợ đời sống người dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo trên địa bàn.

Theo đó, triển khai kiến nghị của HĐND tỉnh qua khảo sát tại Báo cáo số 106/BC-BDT 26-1-2024 về tình hình đời sống của người DTTS thoát nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn giai đoạn 2019-2022; UBND đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp thường xuyên rà soát, tổng kết, đánh giá các mô hình giảm nghèo bền vững, kịp thời phát hiện, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; các hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo tích cực lao động, sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho chính mình và cho các hộ nghèo, cộng đồng dân cư trên địa bàn để kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác giảm nghèo.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị bằng các nguồn lực sẵn có và lồng ghép với các chương trình, tiếp tục quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối. Ảnh: Phương Vi

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị bằng các nguồn lực sẵn có và lồng ghép với các chương trình, tiếp tục quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối. Ảnh: Phương Vi

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan truyên truyền đẩy mạnh thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông, nhất là đối với các hộ nghèo DTTS, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ban Dân tộc thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các Chương trình, góp phần hỗ trợ người đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.

Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ mới thoát nghèo người DTTS. Ưu tiên thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho hộ mới thoát nghèo người DTTS. Bằng các nguồn lực sẵn có và lồng ghép với các chương trình, tiếp tục quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối. Tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về giảm nghèo đa chiều, về mục tiêu giảm nghèo bền vững với phương pháp, cách làm phù hợp, tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí, nhất là vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các gương làm kinh tế giỏi nhằm tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của hộ nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Đồng thời, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách công tác giảm nghèo đến thôn, làng. Lấy mức độ hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu; khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, làng đặc biệt khó khăn; vận động các hộ khá giúp đỡ hộ nghèo.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về các hộ thoát nghèo người DTTS, tăng cường cung cấp thông tin, kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa... Thực hiện tốt công tác rà soát hộ thoát nghèo hàng năm theo quy định của Chính phủ; thực hiện phương pháp quản lý hồ sơ hộ thoát nghèo hợp lý, khoa học làm cơ sở đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp theo từng nhóm, từng khu vực.

Riêng đối với xã Kon Pne (huyện Kbang), UBND tỉnh giao UBND huyện Kbang tham mưu, có kế hoạch triển khai thực hiện các kiến nghị của HĐND tỉnh sau giám sát tại Báo cáo số 106/BC-BDT ngày 26-1-2024.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.