Giai đoạn 2021-2023: Trung bình quân mỗi năm huyện Đức Cơ giảm 2,51% hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 17-1, UBND huyện Đức Cơ tiến hành hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Châu

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Châu

Trong 3 năm (2021-2023), tổng nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Đức Cơ là 11,347 tỷ đồng. Công tác quản lý, điều hành chương trình được thực hiện thống nhất, đồng bộ từ huyện tới xã, tạo sự công khai, công bằng, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án.

Cụ thể, các địa phương được tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

Từ sự đầu tư của các nguồn lực, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 15,21% (2.923 hộ nghèo) năm 2021 xuống còn 10,19% (2.001 hộ nghèo) năm 2023, trung bình mỗi năm giảm 2,51%, vượt chỉ tiêu tỉnh và huyện giao.

Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số cuối năm 2023 còn 1.817 hộ, chiếm 21,79% trong tổng số hộ dân tộc thiểu số (tương ứng với giảm 811 hộ so với cuối năm 2021), tỷ lệ giảm bình quân hàng năm đạt 5,47%, vượt kế hoạch của tỉnh và huyện giao là trên 3%.

Trao giấy khen cho các cá nhân, hộ gia đình đã có thành tích tốt trong 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Văn Châu

Trao giấy khen cho các cá nhân, hộ gia đình đã có thành tích tốt trong 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Văn Châu

Đối với phòng trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong 3 năm (2021-2023), Ban Vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” huyện, xã, thị trấn đã kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ được gần 1,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bằng nhiều hình thức vận động phù hợp với từng cơ sở đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhiều hộ gia đình đã tự nguyện đóng góp tiền, ngày công để làm đường giao thông nông thôn, đường điện thắp sáng, sửa chữa công trình vệ sinh, hội trường thôn với số tiền hơn 170 triệu đồng và hơn 420 ngày công.

Cùng với đó, hướng dẫn các hộ nghèo được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quỹ “Vì người nghèo” triển khai các nội dung phát triển sản xuất, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện đảm bảo hiệu quả. Mặt trận các xã chọn hộ gia đình để thực hiện lồng ghép triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”..., góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Dịp này, UBND huyện đã tặng giấy khen cho 7 tập thể và 13 cá nhân, hộ gia đình đã có thành tích tốt trong 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.