Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Vương Nhật-Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Gia Lai-cho biết: Mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 song các ngành, địa phương vẫn tổ chức một số hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới (11-7) với chủ đề “Hãy cùng hành động vì quyền và sự lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái”.
Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, những năm gần đây, số cặp vợ chồng vùng dân tộc thiểu số thực hiện KHHGĐ ngày càng tăng, quy mô gia đình chỉ sinh 2 con đang dần phổ biến. Đến nay, tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 73%; tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 giảm còn 20%; mức giảm tỷ lệ sinh 0,6‰; tỷ lệ tăng tự nhiên 13,6‰ và tỷ số giới tính khi sinh 106 trẻ trai/100 trẻ gái (mức chênh lệch trong tỷ lệ cho phép). Đây là tín hiệu cho thấy sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc triển khai chính sách dân số. 
Chia sẻ về một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng dân số, bà Nguyễn Thị Hoài Thu-Phó Chủ tịch UBND xã A Dơk (huyện Đak Đoa) cho hay: Là xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 92% nên việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Một số gia đình vẫn còn vi phạm chính sách DS-KHHGĐ như: sinh con thứ 3, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… Trước thực trạng ấy, xã đưa chính sách dân số vào nội dung, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm; các thôn, làng thì đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước gắn với tiêu chí xây dựng, bình xét danh hiệu văn hóa. “Nhờ đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần. Cụ thể, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trước đây chiếm 25% thì nay giảm còn 23%. Ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà mẹ mang thai và trẻ em gái cũng có những thay đổi rõ rệt”-bà Thu thông tin.
Cán bộ DS-KHHGĐ xã A Dơk (huyện Đak Đoa) tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ làng A Dơk Kông. Ảnh: Đinh Yến
Cán bộ DS-KHHGĐ xã A Dơk (huyện Đak Đoa) tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ làng A Dơk Kông. Ảnh: Đinh Yến
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, huyện Chư Prông tập trung triển khai các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số như: sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh… Bà Phạm Thị Nhàn-Trưởng phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Chư Prông) chia sẻ: Một số địa phương trong huyện đã thành lập mô hình, câu lạc bộ như: “Phụ nữ không sinh con thứ 3”; “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; “Tư vấn kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân”; “Gia đình 2 con”… Trung tâm phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tuyên truyền, giáo dục về quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhờ đó, chất lượng dân số nói chung và chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện. “Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Y tế huyện được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh ký hợp đồng thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh”-bà Nhàn cho biết thêm.
Theo ông Vương Nhật, hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới năm nay, tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông và đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho phụ nữ và trẻ em gái phù hợp với tình hình dịch bệnh; tuyên truyền giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, phổ biến pháp luật về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi cũng như thực hiện một số hoạt động khác.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.