Quân đoàn 3 khai mạc hội thi cứu hộ, cứu nạn năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 21-2, tại Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3 khai mạc hội thi cứu hộ, cứu nạn năm 2023. Đại tá Nguyễn Bá Lực-Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 dự và phát biểu khai mạc.
Các vận động viên mang vác thiết bị, thực hiện phần thi vượt chướng ngại vật phải đeo đồ phòng-chống độc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Các vận động viên mang vác thiết bị, thực hiện phần thi vượt chướng ngại vật phải đeo đồ phòng-chống độc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tham gia hội thi có 3 đội với 45 huấn luyện viên, vận động viên đến từ Sư đoàn 10, Sư đoàn 320 và Lữ đoàn Công binh 7. Mỗi đội thi phải hoàn thành 3 giai đoạn liên hoàn theo từng bài thi: “Dải chướng ngại vật đặc biệt”, “Tiếp sức”, “Giành chiến thắng”. Mỗi giai đoạn thi bao gồm nhiều nội dung như cứu hỏa, vượt chướng ngại vật, phá dỡ công trình đổ sập, cứu người bị thương, rà phá bom mìn, vượt hào, bắn súng K59... Đặc biệt, có nhiều nội dung đòi hỏi vận động viên phải sử dụng đồ phòng hóa, thiết bị chống độc, mang vác nặng vượt tường cao, hào sâu.

Hội thi nhằm đánh giá chất lượng huấn luyện, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị, làm cơ sở rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng huấn luyện cứu hộ, cứu nạn của Quân đoàn 3 trong thời gian tới. Qua hội thi này, Quân đoàn 3 sẽ tuyển chọn vận động viên, huấn luyện viên, thành lập đội tuyển cứu hộ, cứu nạn; tổ chức huấn luyện, luyện tập để tham gia hội thao cứu hộ, cứu nạn toàn quân năm 2023.

Ngay sau lễ khai mạc, các đội bước vào bài thi “Dải chướng ngại vật đặc biệt” với các nội dung hấp dẫn. Hội thi sẽ kết thúc vào ngày 23-2.

Dưới đây là một số hình ảnh các vận động viên tham thực hiện các nội dung thi.

Các vận động viên phải mang, vác thiết bị nặng để vượt chướng ngại vật. Ảnh: Chu Hoài

Các vận động viên phải mang, vác thiết bị nặng để vượt chướng ngại vật. Ảnh: Chu Hoài

Mang đồ bảo hộ, sử dụng máy cắt cửa thép để thực hiện công tác cứu hộ. Ảnh: Chu Hoài

Mang đồ bảo hộ, sử dụng máy cắt cửa thép để thực hiện công tác cứu hộ. Ảnh: Chu Hoài

Sử dụng máy để dò tìm thiết bị. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sử dụng máy để dò tìm thiết bị. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dùng thiết bị nâng để giải cứu người bị nạn. Ảnh: Chu Hoài

Dùng thiết bị nâng để giải cứu người bị nạn. Ảnh: Chu Hoài

Dùng tay bơm kích nâng vật cản để thực hiện cứu hộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dùng tay bơm kích nâng vật cản để thực hiện cứu hộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Mang thiết bị chui qua vật cản để thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Mang thiết bị chui qua vật cản để thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dùng con lăn để di chuyển thiết bị nặng 400 kg về vị trí quy định. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dùng con lăn để di chuyển thiết bị nặng 400 kg về vị trí quy định. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Thực hiện phần thi bắn súng K59. Ảnh: Chu Hoài

Thực hiện phần thi bắn súng K59. Ảnh: Chu Hoài

Thực hiện nội dung chữa cháy. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Thực hiện nội dung chữa cháy. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

null