Quán cơm trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai: Ẩn họa mầm bệnh từ đũa mốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tình trạng mất vệ sinh tại một số quán ăn trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai diễn ra đáng báo động. Nhiều bệnh nhân, người nhà đang tỏ ra bất an khi phải dùng bữa với những đôi đũa mốc, thực phẩm bày bán ngoài đường, không khí ẩm thấp…

Qua khảo sát của phóng viên tại một số quán ăn trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, các loại thực phẩm được bày bán rất đa dạng, từ bánh mì, bún, phở đến nước giải khát. Tuy nhiên, phần lớn thực phẩm không được bảo quản đúng cách.

Nhiều quầy hàng bày bán thức ăn ngay trên vỉa hè, chỉ che chắn bằng một chiếc ô và tấm kính đề chữ “cơm, phở bình dân”. Đồ ăn, thực phẩm “phơi trần trụi” trong khay, không có nắp đậy hay tủ kính, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn và mất vệ sinh rất cao.

Đặc biệt, tình trạng đũa mốc tại các quán ăn rất phổ biến. Đũa thường được đặt lẫn lộn trên bàn ăn hoặc trong hộp không đậy kín, bám đầy dầu mỡ. Theo ghi nhận của phóng viên, vào lúc 11 giờ ngày 7-8 tại quán cơm bình dân (địa chỉ 81A đường Tôn Thất Tùng, phường Phù Đổng, TP. Pleiku), quầy cơm được bày bán trước tiệm thuốc tây, toàn bộ số đũa sử dụng tại bàn đều có dấu hiệu mốc trên thân.

Đũa ẩm, mốc meo, bốc mùi. Ảnh: Bích Ngọc

Đũa ẩm, mốc meo, bốc mùi. Ảnh: Bích Ngọc

Khi phóng viên đặt vấn đề, vì sao không thay đũa mới cho khách mà vẫn sử dụng những đôi đũa ẩm mốc thì một nhân viên quán cơm cho biết: “Đã có lần tôi đề nghị, nhưng chủ quán không có ý định muốn thay những đôi đũa đang sử dụng tại bàn. Tôi chỉ có nhiệm vụ bán cơm không có nhiệm vụ dọn dẹp hay rửa chén bát. Nếu ai hỏi thì tôi đưa đũa dùng một lần cho khách, chứ tôi cũng chỉ là người làm thuê, chủ bảo sao thì mình làm vậy thôi”.

Không những thế, tại quán ăn này cơm cùng đồ ăn được bày bán ngoài đường, chỉ có một chiếc dù cỡ lớn che nắng mưa, xung quanh nhiều vật dụng vệ sinh như chổi, xô chậu...

Quán được che bằng ô dù bám đầy bụi, ngoài ra phía trước còn tận dụng phơi thực phẩm. Ảnh: Bích Ngọc
Quán được che bằng ô dù bám đầy bụi, ngoài ra phía trước còn tận dụng phơi thực phẩm. Ảnh: Bích Ngọc

Anh L.V.Đ (tổ 6, phường Hội Thương, TP. Pleiku) là bệnh nhân đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho hay: “Ngoài quán cơm trước quầy thuốc, tôi đã ăn ở quán T.V đối diện cổng số 1 bệnh viện (trên trục đường Tôn Thất Tùng, phường Phù Đổng, TP. Pleiku), đều gặp tình trạng những đôi đũa mốc meo tương tự, nhìn rất kinh hãi. Bước vào quán, tôi cảm giác có mùi ẩm mốc xộc lên mũi nhưng vì đi chữa bệnh một mình nên đành ăn cho qua bữa. Cứ với tình trạng như thế này bản thân tôi lo lắng rằng bệnh cũ chưa khỏi chắc có thêm bệnh mới”.

Đũa không được đặt trong hộp có nắp đậy, xuất hiện tình trạng thân đũa mốc. Ảnh: Hoàng Hoài
Đũa không được đặt trong hộp có nắp đậy, xuất hiện tình trạng thân đũa mốc. Ảnh: Hoàng Hoài

Tiếp tục tìm đến quán tên T.V trên trục đường Tôn Thất Tùng (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) lúc 12 giờ 30 phút ngày 14-8, phóng viên cũng ghi nhận, hầu hết số đũa trên 2 dãy bàn inox bên trong quán đều có hiện tượng mốc. Không những thế, các chảo xào nấu có chứa đồ ăn còn được đặt gần những xô chậu chứa đồ ăn thừa, hiện tượng ruồi nhặng bâu kèm những mùi hôi từ rác thải bốc lên rất khó chịu.

Xô chậu chứa đồ ăn thừa để cùng đồ ăn bày bán. Ảnh: Hoàng Hoài
Xô chậu chứa đồ ăn thừa để cùng đồ ăn bày bán. Ảnh: Hoàng Hoài

Do có người nhà nằm viện nên gần đây chị V.T.T (làng Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) thường xuyên có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chăm sóc. Chị chia sẻ: “Mỗi lần vào viện thăm người thân, tôi thường ăn vội từ các quầy hàng trước cổng Bệnh viện Đa Khoa tỉnh vì tiện lợi và nhanh chóng. Nhưng thực sự tôi rất lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nơi đây”.

Bác sĩ Trần Thị Thanh Nga-Chuyên khoa Nội nhi nhiễm, Khoa Nội 2, Bệnh viện 331: Việc sử dụng đũa mốc trong ăn uống có nguy cơ xảy ra các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm. Độc tố từ nấm mốc và vi khuẩn trên đũa mốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Trường hợp dùng đũa mốc trong thời gian dài thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Do nấm mốc sản sinh ra nhiều độc tố, trong đó có aflatoxin-một chất gây ung thư gan cực mạnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm 1A sẽ tích tụ trong cơ thể.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với nấm mốc số lượng lớn cơ thể sẽ có phản ứng về đường hô hấp như hắt hơi, ngứa mắt, nổi mề đay, ho hen, buồn nôn, có thể đau xương khớp. Một số nấm mốc sản sinh ra độc tố mycotoxin có thể gây vấn đề về thần kinh, thậm chí tử vong đối với mọi lứa tuổi.

Thời điểm này, Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đang vào mùa mưa kéo dài, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để nấm mốc phát triển nhanh chóng trên thực phẩm cũng như dụng cụ ăn uống.

Do đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là tại các quán ăn cần được đặc biệt quan tâm. Những hình ảnh đũa mốc không chỉ làm mất mỹ quan mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mầm bệnh. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cần có sự chung tay của cả người tiêu dùng, tiểu thương trong việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.