Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.

1vn.jpg
Anh Trần Duy Quang bên bộ sưu tập đồ cũ của mình. Ảnh: L.V.N

Trong giới chơi đồ cũ đã qua sử dụng, anh Trần Duy Quang được ví như “hậu bối” bởi anh mới bắt đầu nuôi đam mê từ năm 2021. Đó là thời điểm công việc của anh bị gián đoạn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Bấy giờ, cánh tài xế như anh Quang rơi vào cảnh thất nghiệp khi những chuyến xe ngừng hoạt động.

Anh Quang chia sẻ: “Hồi đó, không đi đâu được nên tôi hầu như chỉ ngồi nhà lướt mạng giải khuây. Trong một lần lướt mạng xã hội Facebook, tôi thấy có người bán cặp loa rất đẹp. Tôi chợt nhớ khi xưa bản thân cũng thích nhưng không có tiền nên đành chịu. Vậy là, tôi quyết định mua luôn. Cũng bởi tôi rất thích âm nhạc và ca hát. Sau khi mua được cặp loa, tôi dành thời gian tìm hiểu về các loại loa, đài, ti vi… rồi mê từ lúc nào không hay”.

Lớn lên nơi vùng quê nghèo khó, những chiếc máy cassette hay đơn giản chỉ là những chiếc ti vi đen trắng với anh Quang là thứ xa xỉ mà trước kia anh chỉ ngắm nhìn chứ chưa từng nghĩ đến chuyện sở hữu. Do đó, khi bước chân vào thế giới của những món đồ cũ có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ, anh nhanh chóng bị mê hoặc. Mỗi khi sắm được món đồ cũ được thiết kế vô cùng khéo léo, tinh xảo, anh có cảm giác thỏa mãn niềm ao ước năm xưa mà mình chưa thực hiện được.

Bị cuốn hút bởi những món đồ cũ, anh tìm cách làm quen với những người có cùng đam mê ở Gia Lai cũng như tại TP. Hồ Chí Minh. Sau mỗi chuyến xe vào TP. Hồ Chí Minh, anh lại rong ruổi khắp nơi để “săn” đồ cũ. Từ những kho bãi thu mua phế liệu đến các khu chợ dành riêng cho giới này đều có dấu chân anh Quang. Anh còn tìm đầu mối nhập hàng cũ từ nước ngoài về theo từng container tại bến cảng.

Ban đầu chỉ là những chiếc loa, đài, ti vi, nhưng khi đã chìm đắm trong niềm đam mê này thì anh mua sắm tất thảy những món đồ gợi cho anh về một vùng ký ức như những chiếc quạt, đồng hồ, băng, đĩa, bàn cờ tướng hay đơn giản chỉ là một chiếc điếu cày được bọc đồng.

“Tôi hầu như chỉ sưu tầm những món đồ còn sử dụng được. Nhiều món đồ có tuổi đời cao hơn tôi khá nhiều nhưng vẫn chạy tốt, thậm chí còn tốt hơn những đồ hiện đại sản xuất sau này. Cái cảm giác sắm được món đồ ưng ý nó khiến tôi vui sướng vô cùng. Có khi gặp món đẹp quá mà không đủ tiền cũng phải mượn tạm của bạn bè để mua bằng được. Dù dành nhiều thời gian và tiền bạc cho thú vui này nhưng rất mừng là vợ tôi cũng ủng hộ đam mê của chồng”-anh Quang trải lòng.

Hiện nay, sau khoảng thời gian kỳ công lặn lội khắp nơi, anh Quang đang sở hữu 1 bộ sưu tập khoảng 500 món với tổng số tiền bỏ ra để mua là gần 1 tỷ đồng. Anh Nguyễn Đức Chuyên-một người sưu tầm đồ cũ và đồ cổ ở xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa) chia sẻ: “Anh Quang mới bén duyên với nghề sưu tầm đồ cũ. Mới hôm nào chỉ có vài món mà nay anh đã sở hữu bộ sưu tập đồ sộ như vậy, thật đáng ngưỡng mộ.

Ngay cả bản thân tôi dù đã có hàng chục năm sưu tầm nhưng luôn thấy khâm phục trước sự tìm tòi, đam mê của anh Quang. Với chúng tôi, đó là những món đồ vô giá lưu dấu thời gian, đánh dấu một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử”.

2vn.jpg
Anh Quang rất nâng niu những món đồ mình kỳ công sưu tầm. Ảnh: Văn Ngọc

Anh Trần Duy Quang: Đối với tôi, niềm đam mê sưu tầm đồ cũ dường như là vô hạn. Tôi vẫn muốn mua thêm nhiều món đồ khác nữa. Đồng thời, tôi dự định khi không chạy xe nữa sẽ trở về nhà mở một quán cà phê để trưng bày tất cả những món mình sưu tầm để mọi người cùng được ngắm nhìn, thưởng lãm”.

Để thỏa mãn niềm đam mê của mình, anh Quang dành toàn bộ căn phòng khách của gia đình với diện tích khoảng 50 m2 làm không gian trưng bày bộ sưu tập này. Mỗi khi trở về nhà sau những giờ làm việc căng thẳng, anh lại ngồi trong căn phòng, nhâm nhi ly cà phê và tận hưởng cảm giác được thư giãn tâm hồn; hay đơn giản chỉ lau chùi những món đồ cũng khiến anh cảm thấy thích thú.

Căn phòng cũng trở thành điểm hẹn với những người mê đồ cũ như anh hay đam mê dòng nhạc trữ tình trong khu vực. Anh Đinh Công Bằng (tổ 3, thị trấn Phú Thiện) cho hay: “Mỗi khi anh Quang ở TP. Hồ Chí Minh về, chúng tôi lại ghé đến chơi. Vừa uống cà phê, uống trà, vừa nghe những bản nhạc xưa cũ và ngắm nhìn những món đồ gợi về ký ức của tuổi thơ gian khó. Nhờ những người đam mê, tâm huyết sưu tầm như anh Quang chúng tôi mới lại có cơ hội được nhìn, được cầm trên tay những món đồ ấy”.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

(GLO)-Những năm qua, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (tỉnh Gia Lai) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên phổ cập kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chữa cháy cầm tay và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố cháy nổ.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

null