Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 6-3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã có buổi giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” tại UBND TP. Pleiku và Trường Cao đẳng Gia Lai.

Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Gia Lai chủ trì buổi giám sát.

z6381615056355-524d1c990e23446c3ca481729c2df019.jpg
Bà Siu Hương (đứng)-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai giám sát tại UBND TP. Pleiku. Ảnh: Hoàng Hoài

Theo báo cáo của UBND TP. Pleiku, giai đoạn 2021-2024, thành phố luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức từ cấp thành phố đến xã, phường.

So với đầu kỳ năm 2021, cán bộ, công chức, viên chức thành phố đạt tỷ lệ nữ tăng 1,9% (217 người); dân tộc thiểu số tăng 0,88% (30 người); trình độ chuyên môn thạc sĩ tăng 2,96% (77 người), đại học tăng 13,76% (490 người); lý luận chính trị tăng 1,09% (29 người), trung cấp tăng 1,7% (52 người).

Cán bộ, công chức cấp xã, số lượng cán bộ, công chức giảm 5 người; tỷ lệ nữ tăng 5,49%; trình độ chuyên môn thạc sĩ tăng 4,3%, đại học tăng 15,6%; lý luận chính trị cao cấp tăng 6,3%, trung cấp tăng 1,2%.

Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động dân tộc thiểu số được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tổ chức chỉ đạo thực hiện. Từ năm 2021-2024, toàn thành phố đã đào tạo được 446 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 21.041 lao động.

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tập trung trao đổi, làm rõ thêm về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực; phân tích thêm số liệu đào tạo và tỷ lệ đạt được; những tồn tại, hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá bổ sung về các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng như chính sách cho sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nguyên nhân của tình trạng dịch chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao khu vực công sang khu vực tư nhân.

Các đại biểu cũng đề xuất nghiên cứu thêm độ tuổi để bố trí công việc, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí kinh phí cho phù hợp; ban hành các văn bản để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

z6381617119261-72e8d41fc8c5357dfec1eb7bf3c21aba.jpg
Các đại biểu đã tập trung trao đổi, làm rõ thêm về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tại buổi giám sát tại UBND TP. Pleiku. Ảnh: Hoàng Hoài

Kết luận buổi giám sát, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Siu Hương đề nghị các đơn vị tiếp tục bổ sung, cung cấp thêm thông tin, số liệu để đoàn giám sát tổng hợp; nghiên cứu quan tâm thực hiện Nghị định 179/2024/NĐ-CP ngày 31-12-2024 của Chính phủ; thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng như việc giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh chưa tập trung triển khai xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo Kế hoạch số 3908/KH-UBND.

Trưởng đoàn giám sát cũng đề nghị UBND TP. Pleiku tiếp tục nghiên cứu tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ có liên quan để phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng trên địa bàn tỉnh…

z6381603540644-655a57245d846d17e3a6b42a98be7063.jpg
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai giám sát Trường Cao đẳng Gia Lai về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Ảnh: Thu Thảo

Sáng cùng ngày, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cũng tiến hành giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Báo cáo tại buổi giám sát, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai Nguyễn Minh Nhựt cho biết: Trường Cao đẳng Gia Lai đã được Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cấp chứng nhận hoạt động với 18 mã ngành, nghề trình độ cao đẳng; 23 mã ngành, nghề trình độ trung cấp; 32 mã ngành, nghề trình độ sơ cấp và hơn 35 nghề đào tạo thường xuyên. Giai đoạn 2021-2025, mỗi năm, nhà trường đào tạo được hơn 7.000 học sinh, sinh viên, học viên.

Về thực hiện chuyên môn nhà trường luôn bám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các dự án, đề án, chương trình, chiến lược, quy hoạch của UBND tỉnh Gia Lai về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Nhà trường cũng có những chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học. Phong trào nghiên cứu khoa học đã triển khai toàn diện trong tất cả các lĩnh vực với sự tham gia tích cực của toàn thể viên chức, nhà giáo, lao động, học sinh, sinh viên.

Các thành viên Đoàn giám sát cũng đã trao đổi, thảo luận những nội dung liên quan đến làm rõ một số nội dung liên quan công tác đào tạo nghề; những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh, đào tạo; các cơ chế, chính sách thu hút người học, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; công tác kết nối, hợp tác với doanh nghiệp trong thực tập và giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp...

Trên cơ sở lắng nghe ý kiến tại buổi làm việc, bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận những kết quả Trường Cao đẳng Gia Lai đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời đề nghị nhà trường tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, đẩy mạnh kết nối hợp tác với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho người học sau tốt nghiệp; dự báo nhu cầu nguồn lực cho tương lai và quan tâm tới cảm nhận, phản hồi của người học trong công tác định hướng nghề nghiệp.

Đối với những kiến nghị, đề xuất, nhà trường cần làm rõ đối tượng gửi kiến nghị đến là các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, HĐND hay sở, ban, ngành liên quan. Trên cơ sở đó, đoàn giám sát có căn cứ tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Gia Lai: Công bố 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Dân số-Sức khỏe sinh sản và Trẻ em

Gia Lai: Công bố 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Dân số-Sức khỏe sinh sản và Trẻ em

(GLO)- Ngày 8-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 328/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 6 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Dân số-Sức khỏe sinh sản và Trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Những ngày đi xách cầu ong

Những ngày đi xách cầu ong

(GLO)- Nhà tôi ở Nông trường Cà phê 706 (xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Sau Tết Nguyên đán, những vườn cà phê lại bung hoa trắng đồi nương, tỏa hương thơm ngây ngất thu hút đàn ong tìm đến hút mật.