Gia Lai: Tăng cường phòng-chống đuối nước trẻ em, học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký ban hành Công văn số 2743/UBND-KGVX về việc tăng cường phòng-chống đuối nước trẻ em, học sinh trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Tỉnh Đoàn, Hội LHPN tỉnh trong công tác phòng-chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và các kế hoạch, văn bản khác có liên quan.

Đồng thời chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện công tác phòng-chống đuối nước trẻ em, học sinh của các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng-chống đuối nước tại địa phương.

hoc-boi-dung-ky-thuat-se-giup-tre-co-the-chu-dong-xu-ly-cac-tinh-huong-xau-duoi-nuoc-anh-moc-tra.jpg
Học bơi đúng kỹ thuật sẽ giúp trẻ có thể chủ động xử lý các tình huống xấu dưới nước. Ảnh: Mộc Trà

Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn và phòng-chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu đề xuất việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục.

Cùng với đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh.

Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn, Hội LHPN tỉnh hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng-chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng-chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở GD-ĐT, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các cơ quan truyền thông và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng-chống đuối nước cho cha mẹ, trẻ em, học sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Tỉnh Đoàn chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng-chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm (hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, công trình chứa nước...) có nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại địa bàn; triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục (như làm rào chắn, biển cảnh báo; cảnh giới, nhắc nhở...); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương có nguy cơ cao về đuối nước trẻ em.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân có các hồ tự đào phục vụ tưới tiêu cây trồng rà soát các điểm có nguy cơ cao xảy ra đuối nước để có biện pháp như: gắn biển cảnh báo, rào chắn an toàn...; ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước bằng hình thức phù hợp tại các ao, hồ thuộc sở hữu cá nhân.

Ngoài ra, quan tâm hỗ trợ, đầu tư trang bị, cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

(GLO)- Chiều 26-4, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa cho biết, mưa lớn kèm theo dông lốc xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện vào ngày 24-4 đã làm 69 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích cây trồng của người dân bị thiệt hại nặng.