Đak Pơ nâng cao kỹ năng phòng-chống đuối nước cho trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) có nhiều ao, hồ, sông, suối nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đuối nước ở trẻ em. Vì vậy, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh truyền thông, trang bị những kỹ năng cho trẻ tự bảo vệ dưới môi trường nước.

Những ngày này, hồ bơi Minh Phương (tổ 1, thị trấn Đak Pơ) là điểm đến tập bơi và “giải nhiệt” ngày hè của nhiều thiếu niên, nhi đồng ở thị trấn Đak Pơ và vùng lân cận. Em Đinh Thị Đan (SN 2013 ở làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) cho biết: Quanh làng có nhiều ao, hồ, suối nên ông bà, bố mẹ thường nhắc chúng em không được tự ý ra khu vực này chơi hoặc đi bơi khi không có người lớn đi cùng. Dịp hè, bố mẹ cho 2 chị em ra hồ bơi tắm và học thêm kỹ năng tự bảo vệ mình dưới nước.

“Năm ngoái, được bố chỉ bảo và thầy giáo hướng dẫn kỹ thuật bơi, nay cả 2 chị em em đã biết bơi ếch và biết thêm một số kỹ năng khác để bảo vệ bản thân, tránh tai nạn đuối nước”-Đan nói.

Nhiều gia đình ở thị trấn Đak Pơ (huyện Đak Pơ) đăng ký cho con em tham gia học bơi trong dịp hè. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều gia đình ở thị trấn Đak Pơ (huyện Đak Pơ) đăng ký cho con em tham gia học bơi trong dịp hè. Ảnh: Ngọc Minh

Gần 1 tháng nay, em Nguyễn Minh Quang (SN 2010 ở tổ 2, thị trấn Đak Pơ) được mẹ chở đi học bơi tại hồ bơi Minh Phương. Không chỉ được thỏa thích ngâm mình, vẫy vùng trong làn nước mát, nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần mà Quang còn được học nhiều kỹ năng bơi lội.

“Bắt đầu học bơi em hơi sợ. Nhờ thầy giáo hướng dẫn tận tình, chỉ 10 ngày sau em đã biết bơi cơ bản, biết cách lấy hơi, thở nước. Ngoài học để biết bơi bảo vệ mình thì em thấy học bơi rất tốt cho sức khỏe và có thêm sân chơi bổ ích trong dịp hè”-Quang chia sẻ.

Chị Văn Thị Hoàng Oanh-mẹ của Quang kể: Vợ chồng chị có 2 người con. Con đầu biết bơi khi còn học tại Trường THCS Trần Quốc Toản (thị trấn Đak Pơ). Vì Quang chưa biết bơi nên vừa nghỉ hè là gia đình đã đăng ký cho Quang học bơi.

“Thấy con học tập tiến bộ từng ngày tôi vui lắm. Tham gia khóa học bơi là cách để hướng con đến các hoạt động thể thao lành mạnh cũng như rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống, hạn chế việc con ở nhà xem tivi, điện thoại, chơi game. Tôi hy vọng thời gian tới ở huyện có thêm nhiều điểm dạy bơi, nâng cao kỹ năng bơi cho các cháu”-chị Oanh bày tỏ.

Thầy Hoàng Văn Quang-giáo viên Giáo dục thể chất (Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai, thị xã An Khê) hướng dẫn học trò cách giữ hơi, bơi ngửa. Ảnh: Ngọc Minh

Thầy Hoàng Văn Quang-giáo viên Giáo dục thể chất (Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai, thị xã An Khê) hướng dẫn học trò cách giữ hơi, bơi ngửa. Ảnh: Ngọc Minh

Năm 2019, chị Lê Thị Hoài Phương (tổ 1, thị trấn Đak Pơ) đầu tư gần 200 triệu đồng lắp đặt mái vòm và xây dựng hồ bơi Minh Phương. Hàng ngày, hồ bơi có hơn 30 lượt thanh-thiếu niên, nhi đồng và người dân đến bơi. Những tháng hè, số lượng học sinh đến bơi tăng gấp đôi so với tháng bình thường.

“Tại hồ bơi, gia đình luôn bố trí 1 người quản lý, quan sát trong suốt quá trình các em bơi lội. Với những cháu nhỏ không tham gia lớp học bơi, khi đến bơi tại hồ bơi đều có bố mẹ đứng trông chừng các cháu vui chơi, bơi lội an toàn. Hồ bơi có 2 giáo viên hướng dẫn, dạy bơi cho các em có nhu cầu”-chị Phương thông tin.

Hè năm nay, thầy Hoàng Văn Quang-giáo viên Giáo dục thể chất (Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai, thị xã An Khê) tiếp tục mở lớp dạy bơi tại hồ bơi Minh Phương và hiện có 30 em từ 8 đến 14 tuổi theo học. Bên cạnh dạy các em cách xuống nước, đứng nước và lướt nước khi bơi, thầy Quang còn dạy các em một số kỹ năng bơi an toàn, kỹ năng bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa, bơi sinh tồn; hướng dẫn các em một số kỹ năng cứu đuối cơ bản, cách xử lý khi gặp sự cố lúc bơi, phương pháp cứu hộ từ trên bờ.

“Mùa hè là thời điểm nhu cầu bơi lội của trẻ tăng cao. Trong lúc dạy các em học bơi, tôi thường dặn các em không tự ý đi tắm ao hồ, không đến khu vực ao hồ, sông, suối chơi. Điều đó giúp các em nâng cao ý thức, trang bị kỹ năng tự bảo vệ mình, hạn chế thấp nhất rủi ro đuối nước có thể xảy ra”-thầy Quang chia sẻ.

Học bơi không chỉ giúp thiếu niên rèn luyện sức khỏe mà còn nâng cao kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường nước. Ảnh: Ngọc Minh

Học bơi không chỉ giúp thiếu niên rèn luyện sức khỏe mà còn nâng cao kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường nước. Ảnh: Ngọc Minh

Chủ tịch UBND xã Cư An Cáp Văn Nhân cho hay: Chuẩn bị kết thúc năm học 2023-2024, UBND xã đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các trường, các thôn chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè cho học sinh trên địa bàn, trong đó tập trung hoạt động liên quan đến phòng-chống đuối nước ở trẻ em.

“Ở xã có 1 hồ bơi tư nhân hoạt động nhiều năm nay. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu bơi lội của người dân cũng như đăng ký tham gia học bơi của nhiều thanh-thiếu niên, nhi đồng. Giữa tháng 7 tới, Đoàn xã sẽ tổ chức giải bơi lội làn nước xanh thu hút đông đảo các em từ 8-14 tuổi tham gia. Thông qua giải bơi góp phần trang bị thêm kỹ năng phòng-chống đuối nước cho trẻ em”-ông Nhân kỳ vọng.

Không chỉ có sự vào cuộc của gia đình, chính quyền địa phương, thời gian qua, các đoàn thể cũng tích cực phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện giúp thanh-thiếu niên, nhi đồng nâng cao kỹ năng phòng-chống đuối nước.

Chị Bùi Thanh Hoa-Phó Bí thư Huyện Đoàn Đak Pơ chia sẻ: “Từ cuối tháng 5, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền phòng-chống tai nạn đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè. Theo đó, các cơ sở Đoàn đã tổ chức 32 đợt tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng-chống tai nạn đuối nước, thu hút gần 3.000 lượt thanh-thiếu niên, nhi đồng tham gia; giúp trang bị kiến thức cũng như phổ cập kỹ năng bơi lội cho thanh thiếu nhi”.

Trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng-chống đuối nước, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng-chống đuối nước, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn huyện Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Ngày 5-7, Ban tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao huyện Đak Pơ đã phát động toàn dân luyện tập môn bơi, phòng-chống đuối nước năm 2024 thu hút 120 em học sinh, đoàn viên thanh niên ở huyện tham dự. Tại lễ phát động, các đại biểu cùng học sinh, đoàn viên thanh niên được thông tin về lợi ích của luyện tập bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước và cách phòng-chống tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Theo bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ, những năm qua, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã triển khai đồng bộ các giải pháp để phong trào toàn dân tập luyện môn bơi và công tác phòng-chống đuối nước đạt hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 1 vụ đuối nước khiến 1 học sinh tử vong.

“Thời gian tới, song song với đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng-chống đuối nước trên địa bàn; kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị, dụng cụ thể thao và bể bơi để toàn dân nói chung, trẻ em nói riêng có điều kiện tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, phòng-chống bệnh tật, giảm thiểu tai nạn đuối nước trẻ em”-bà Thương nhấn mạnh.

Đak Pơ nâng cao kỹ năng phòng-chống đuối nước cho trẻ

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.