Ia Pa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số an cư, lạc nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 (GLO)- Việc triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Ia Pa (tỉnh Gia Lai) có điều kiện an cư, lạc nghiệp.

Niềm vui an cư

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Ia Pa đã hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà cho 121 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Một trong số đó là gia đình bà Ngô Thị Ký (thôn 2, xã Pờ Tó).

Hơn 30 năm từ ngày rời quê hương Hà Nam vào Gia Lai lập nghiệp, đến nay, gia đình bà Ký mới được ở trong căn nhà xây. Bà Ký cho hay: “Năm 2024, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng để làm nhà ở. Do tuổi cao, sức yếu nên tôi cũng không dám vay nhiều, chỉ nhờ cháu đứng tên vay 25 triệu đồng để phụ thêm vào làm căn nhà kiên cố. Gia đình tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm”.

chi-ksor-hlok-lang-blom-xa-kim-tan-ben-ngoi-nha-san-bang-go-lam-nam-2023-tu-nguon-kinh-phi-ho-tro-cua-nha-nuoc-44-trieu-dong-va-vay-ngan-hang-40-trieu-dong.jpg
Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, gia đình chị Ksor H’Lôk (làng Blôm, xã Kim Tân) đã làm được căn nhà sàn vững chãi. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Minh Thái-Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-cho biết: Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đã hỗ trợ làm nhà cho 30 hộ và hỗ trợ 143 bồn chứa nước cho hộ nghèo.

Hàng năm, UBND xã xây dựng kế hoạch và thông báo đến các thôn, làng để tổ chức họp, bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp, khó khăn hơn làm trước. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần giúp cho những hộ nghèo an cư, ổn định cuộc sống.

Tương tự, từ năm 2022 đến nay, xã Kim Tân đã hỗ trợ xây dựng 9 căn nhà cho các hộ DTTS nghèo, khó khăn về nhà ở. Chị Ksor H’Lôk (làng Blôm) phấn khởi nói: “Gia đình tôi nhiều năm sống trong căn nhà sàn chật hẹp, không đảm bảo an toàn mỗi khi mưa bão. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, năm 2023, tôi làm được căn nhà sàn trị giá hơn 80 triệu đồng”.

Hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Ia Pa có 7 xã (Chư Răng, Pờ Tó, Ia Broắi, Kim Tân, Ia Trốk, Ia Kdăm, Chư Mố) triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng với tổng kinh phí hơn 9,4 tỷ đồng.

Chị Nay H’ir (làng Blôm) cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào mì và 1 sào lúa nước nhưng năng suất thấp. Vừa qua, gia đình được chính quyền địa phương hỗ trợ 1 con bò sinh sản để làm sinh kế”.

Còn ông Ksor Bluynh-Trưởng thôn Blôm thì cho hay: “Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, làng có 31 hộ được hỗ trợ bò sinh sản. Tôi được chọn làm nhóm trưởng để hướng dẫn các hộ nghèo, cận nghèo mua và chăm sóc bò sinh sản. Các hộ sau khi được hỗ trợ sinh kế rất vui mừng và chịu khó làm ăn. Năm 2024, làng có 8 hộ thoát nghèo, 7 hộ ra khỏi danh sách cận nghèo”.

thuc-hien-du-an-1-thuoc-chuong-trinh-mtqg-phat-trien-kinh-te-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-ve-giai-quyet-tinh-trang-thieu-dat-o-nha-o-dat-san-xuat-nuoc-sinh-hoat-xa-po-to-da-ho-tro-lam-nha-moi-cho-30-ho-da.jpg
Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, xã Pờ Tó đã hỗ trợ làm nhà mới cho 30 hộ dân. Ảnh: L.N

Theo ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã Kim Tân: Để triển khai hiệu quả chương trình, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn, làng rà soát tình trạng nhà ở, điều kiện phát triển kinh tế của các hộ nghèo và nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Với phương châm công khai, minh bạch, các thôn, làng đã tổ chức họp để bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp để hỗ trợ trước. Đồng thời, tập trung hỗ trợ sinh kế để người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện toàn xã còn 44 hộ nghèo (chiếm 2,75%), thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/năm. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Tương tự, để giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, UBND xã Pờ Tó đã cấp 105 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó: Xã có 2.017 hộ, trong đó, tỷ lệ người DTTS chiếm 56,4%. Việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG đã góp phần tạo động lực để người dân vươn lên trong cuộc sống. Cuối năm 2024, qua rà soát, xã còn 461 hộ nghèo (giảm 111 hộ so với năm 2023) và 140 hộ cận nghèo (tăng 32 hộ so với năm 2023).

Trao đổi với P.V, ông Trần Xuân Hiệp-Trưởng phòng Dân tộc huyện Ia Pa-cho biết: Các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai sâu rộng, phát huy hiệu quả.

Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và dân sinh; trật tự an toàn xã hội, quốc phòng-an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.