Ia Pa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số an cư, lạc nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 (GLO)- Việc triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Ia Pa (tỉnh Gia Lai) có điều kiện an cư, lạc nghiệp.

Niềm vui an cư

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Ia Pa đã hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà cho 121 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Một trong số đó là gia đình bà Ngô Thị Ký (thôn 2, xã Pờ Tó).

Hơn 30 năm từ ngày rời quê hương Hà Nam vào Gia Lai lập nghiệp, đến nay, gia đình bà Ký mới được ở trong căn nhà xây. Bà Ký cho hay: “Năm 2024, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng để làm nhà ở. Do tuổi cao, sức yếu nên tôi cũng không dám vay nhiều, chỉ nhờ cháu đứng tên vay 25 triệu đồng để phụ thêm vào làm căn nhà kiên cố. Gia đình tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm”.

chi-ksor-hlok-lang-blom-xa-kim-tan-ben-ngoi-nha-san-bang-go-lam-nam-2023-tu-nguon-kinh-phi-ho-tro-cua-nha-nuoc-44-trieu-dong-va-vay-ngan-hang-40-trieu-dong.jpg
Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, gia đình chị Ksor H’Lôk (làng Blôm, xã Kim Tân) đã làm được căn nhà sàn vững chãi. Ảnh: L.N

Ông Nguyễn Minh Thái-Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-cho biết: Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đã hỗ trợ làm nhà cho 30 hộ và hỗ trợ 143 bồn chứa nước cho hộ nghèo.

Hàng năm, UBND xã xây dựng kế hoạch và thông báo đến các thôn, làng để tổ chức họp, bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp, khó khăn hơn làm trước. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần giúp cho những hộ nghèo an cư, ổn định cuộc sống.

Tương tự, từ năm 2022 đến nay, xã Kim Tân đã hỗ trợ xây dựng 9 căn nhà cho các hộ DTTS nghèo, khó khăn về nhà ở. Chị Ksor H’Lôk (làng Blôm) phấn khởi nói: “Gia đình tôi nhiều năm sống trong căn nhà sàn chật hẹp, không đảm bảo an toàn mỗi khi mưa bão. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, năm 2023, tôi làm được căn nhà sàn trị giá hơn 80 triệu đồng”.

Hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Ia Pa có 7 xã (Chư Răng, Pờ Tó, Ia Broắi, Kim Tân, Ia Trốk, Ia Kdăm, Chư Mố) triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng với tổng kinh phí hơn 9,4 tỷ đồng.

Chị Nay H’ir (làng Blôm) cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào mì và 1 sào lúa nước nhưng năng suất thấp. Vừa qua, gia đình được chính quyền địa phương hỗ trợ 1 con bò sinh sản để làm sinh kế”.

Còn ông Ksor Bluynh-Trưởng thôn Blôm thì cho hay: “Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, làng có 31 hộ được hỗ trợ bò sinh sản. Tôi được chọn làm nhóm trưởng để hướng dẫn các hộ nghèo, cận nghèo mua và chăm sóc bò sinh sản. Các hộ sau khi được hỗ trợ sinh kế rất vui mừng và chịu khó làm ăn. Năm 2024, làng có 8 hộ thoát nghèo, 7 hộ ra khỏi danh sách cận nghèo”.

thuc-hien-du-an-1-thuoc-chuong-trinh-mtqg-phat-trien-kinh-te-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-ve-giai-quyet-tinh-trang-thieu-dat-o-nha-o-dat-san-xuat-nuoc-sinh-hoat-xa-po-to-da-ho-tro-lam-nha-moi-cho-30-ho-da.jpg
Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, xã Pờ Tó đã hỗ trợ làm nhà mới cho 30 hộ dân. Ảnh: L.N

Theo ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã Kim Tân: Để triển khai hiệu quả chương trình, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn, làng rà soát tình trạng nhà ở, điều kiện phát triển kinh tế của các hộ nghèo và nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Với phương châm công khai, minh bạch, các thôn, làng đã tổ chức họp để bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp để hỗ trợ trước. Đồng thời, tập trung hỗ trợ sinh kế để người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện toàn xã còn 44 hộ nghèo (chiếm 2,75%), thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/năm. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Tương tự, để giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, UBND xã Pờ Tó đã cấp 105 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó: Xã có 2.017 hộ, trong đó, tỷ lệ người DTTS chiếm 56,4%. Việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG đã góp phần tạo động lực để người dân vươn lên trong cuộc sống. Cuối năm 2024, qua rà soát, xã còn 461 hộ nghèo (giảm 111 hộ so với năm 2023) và 140 hộ cận nghèo (tăng 32 hộ so với năm 2023).

Trao đổi với P.V, ông Trần Xuân Hiệp-Trưởng phòng Dân tộc huyện Ia Pa-cho biết: Các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai sâu rộng, phát huy hiệu quả.

Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và dân sinh; trật tự an toàn xã hội, quốc phòng-an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.