Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị đối thoại chính sách về chủ đề phòng-chống tảo hôn; thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em.

Tham gia đối thoại có gần 100 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã.

img-1347-144.jpg
Đối thoại chính sách giúp phụ nữ dân tộc thiểu số huyện biên giới Đức Cơ nâng cao nhận thức về hệ lụy của tảo hôn và chung tay ngăn ngừa. Ảnh: MINH CHÂU

Ia Pnôn là xã biên giới của huyện Đức Cơ có 3 làng đặc biệt khó khăn. Từ năm 2023 đến nay, trên địa bàn xã có 6 trường hợp tảo hôn. Tại buổi đối thoại, hội viên phụ nữ được cấp ủy, chính quyền, các ban chuyên môn, đoàn thể giải đáp, làm rõ nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề về Luật hôn nhân gia đình; thế nào là tảo hôn và mức xử phạt nếu vi phạm; những giải pháp tuyên truyền cụ thể để hội viên, phụ nữ và người dân hiểu, thực hiện theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.

Ngoài ra, liên quan đến 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em thuộc Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, hội viên phụ nữ được thông tin thêm về thời gian đối tượng thụ hưởng được nhận hỗ trợ gói 2 (chăm sóc trong sinh), gói 3 (chăm sóc sau sinh), đồng thời nghiên cứu mở rộng đối tượng là hộ cận nghèo cũng được thụ hưởng các gói hỗ trợ trong thời gian tới.

img-1346-6436.jpg
4 gói chính sách về sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em thuộc Dự án 8 giúp phụ nữ DTTS Đức Cơ được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương. Ảnh: MINH CHÂU

Trong năm 2024, huyện Đức Cơ đã tổ chức 6 hội nghị đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn và thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em tại các xã triển khai Dự án 8. Đây là cơ hội để hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức về hệ lụy của tảo hôn, kiến thức pháp luật về phòng, chống vấn nạn này. Đồng thời trang bị thêm những thông tin, kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trong thời gian thai kỳ, sinh con và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.