Hàng chục nghìn quân NATO áp sát biên giới Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- NATO đã chuyển sườn phía đông của liên minh quân sự từ không có quân đội sẵn sàng chiến đấu vào năm 2014 thành hàng chục nghìn quân như hiện nay.
Ảnh minh họa của NATO

Ảnh minh họa của NATO

Ngày 20/9, hãng tin Sputnik dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một sự kiện ở Brussels: "Trong 10 năm qua kể từ năm 2014, NATO đã trải qua sự chuyển đổi lớn nhất trong một thế hệ. Chúng tôi đã tăng cường khả năng phòng thủ, từ con số 0 đến hàng chục nghìn quân NATO sẵn sàng chiến đấu ở sườn phía đông, từ hàng nghìn đến nửa triệu quân trong tình trạng sẵn sàng cao. Ngoài ra, từ 3 đến 23 đồng minh chi tiêu ít nhất 2% GDP cho quốc phòng”.

Trong những năm gần đây, Nga đã chứng kiến hoạt động chưa từng có của NATO ở gần biên giới phía tây quốc gia. Moscow đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc NATO tăng cường lực lượng ở châu Âu.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các nước NATO đã cung cấp thiết bị quân sự cho Kiev. Moscow khẳng định, bất kỳ vũ khí nào được phương Tây cung cấp cho Ukraine cũng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp trong các cuộc tấn công của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 2, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không có ý định tấn công bất kỳ thành viên nào của NATO.

Hồi đầu năm 2024, Đức và Litva triển khai thoả thuận quân đội thường trực Đức ở Litva, quốc gia nằm giáp với vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết: “Một số lực lượng chính sẽ được triển khai trong năm 2025 và 2026, tùy thuộc vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Nhóm chiến đấu sẽ được triển khai vào năm 2026 với tư cách là một tiểu đoàn chiến đấu đa quốc gia sau đó phát triển thành lữ đoàn và lữ đoàn sẽ hoạt động đầy đủ trong suốt năm 2027. Với lữ đoàn có khả năng chiến đấu này, chúng tôi đang đảm nhận vai trò dẫn đầu trong liên minh ở sườn phía đông. Chúng tôi sẽ làm như vậy và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ NATO.”

Liên quan, phát biểu tại sự kiện German Marshall Fund mới đây, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine là để đạt được các mục tiêu.

Ông Stoltenberg cho rằng sẽ khó để thay đổi lập trường của nhà lãnh đạo Nga, tuy nhiên có thể thay đổi những tính toán của Tổng thống Putin. Để đạt được điều này, phương Tây phải cung cấp cho Kiev nhiều vũ khí nhất có thể để Nga từ bỏ ý tưởng kiểm soát lãnh thổ Ukraine thông qua các hoạt động quân sự, nhờ vậy mới có thể chấm dứt xung đột và thiết lập lại hoà bình.

Các chuyên gia nhận định, việc NATO cung cấp vũ khí cho Kiev và siết chặt “vòng vây” đối với Nga là hành động tiềm ẩn nguy cơ nổ ra xung đột quân sự trực tiếp giữa khối này với Nga. Nga trước đó nhiều lần tuyên bố, việc NATO mở rộng liên minh quân sự là một sự xâm phạm đến an ninh của nước này.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.