Mặt trận các cấp huyện Chư Sê chăm lo đời sống hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bằng những hình thức, cách làm khác nhau, mặt trận các cấp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã vận động nhiều nguồn lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Chiều muộn, bà Siu Grinh (làng Koái, xã Ia Blang) trở về nhà với 1 chiếc gùi đầy củi, trên tay còn ôm theo nhiều loại lá cây. Củi bà Grinh chất ngay ngắn bên hông nhà, còn số lá cây bà mang ra sau nhà cho đàn dê ăn. Cuối năm 2023, hộ bà Grinh được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang hỗ trợ 4 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê đã sinh sản thêm 2 con.

Bà Grinh nói: “Hàng ngày, mình đi kiếm lá cây quanh làng về cho dê ăn. Mình dọn vệ sinh và làm chuồng nuôi cẩn thận nên đàn dê phát triển khỏe mạnh. Gia đình mình chỉ có 2 sào đất trồng lúa, giờ có thêm đàn dê nữa thì mừng lắm! Sau này dê sinh sản nhiều, mình trả lại cho xã 4 con, còn lại tiếp tục nuôi tăng đàn”.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang Nguyễn Viết Quyền trao đổi với gia đình bà Grinh về mô hình nuôi dê. Ảnh: A.H

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang Nguyễn Viết Quyền trao đổi với gia đình bà Grinh về mô hình nuôi dê. Ảnh: A.H

Mô hình “Đàn dê vì người nghèo” được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang triển khai từ năm 2020. Ông Nguyễn Viết Quyền-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang cho biết, từ nguồn kinh phí vận động Quỹ “Vì người nghèo” hàng năm, địa phương đã cân đối mua đàn dê hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có thêm nguồn lực vươn lên ổn định cuộc sống.

“Những hộ nghèo, cận nghèo được xét để hỗ trợ đàn dê giống (4 con/hộ) phải đảm bảo các tiêu chí: chăm chỉ lao động, chủ động được chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, xã đang quản lý đàn dê với 28 con dê giống, giao cho 7 hộ nuôi. Sau 2 năm, gia đình sẽ hoàn trả lại 4 con dê giống để địa phương luân phiên cho các hộ đủ điều kiện tiếp theo nuôi”-ông Quyền cho biết thêm.

Từ năm 2023 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hlốp đã triển khai mô hình “Đàn bò sinh kế”. Ông Rơ Mah Bốt-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hlốp-cho hay: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và Ban Công tác mặt trận các thôn, làng trong xã thống nhất mỗi năm vận động, đóng góp 11 triệu đồng mua bò sinh sản giúp hộ nghèo. Cụ thể, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã hỗ trợ 1 triệu đồng; 10 thôn, làng đóng góp 10 triệu đồng (1 triệu đồng/làng).

“Từ khi triển khai đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã mua và bàn giao 2 con bò sinh sản cho 2 hộ nghèo. Các hộ nhận nuôi cam kết chăm sóc tốt, sau 2,5 năm sẽ bàn giao lại bò giống để Ủy ban MTTQ Việt Nam xã tiếp tục luân chuyển cho các hộ tiếp theo”-ông Bốt thông tin. Ngoài mô hình “Đàn bò sinh kế”, mặt trận xã còn sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ “Vì người nghèo” hàng năm để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo ở xã Ia Blang. Ảnh: A.H

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo ở xã Ia Blang. Ảnh: A.H

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Thông-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê-khẳng định, mặt trận cấp xã đã có nhiều mô hình, cách làm hay để cụ thể hóa các phong trào, cuộc vận động do mặt trận cấp trên phát động. Về phía Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cũng vận động và thực hiện có hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo” góp phần thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương. Bình quân mỗi năm, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện đã vận động tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và nhân dân trên địa bàn tham gia đóng góp khoảng 500 triệu đồng.

Trong nhiệm kỳ, Ban Vận động quỹ cấp huyện đã trao tặng 65 nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí hỗ trợ 1,8 tỷ đồng; tặng 12 đàn dê sinh kế (mỗi đàn từ 3-5 con); tặng 662 suất quà cho 662 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán; tiếp sức cho 200 học sinh đến trường; hỗ trợ 6 người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo,...

Mặt khác, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tiếp nhận và phân bổ 6 nhà đại đoàn kết (50 triệu đồng/nhà) từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phân bổ tại 4 xã; tiếp nhận và phân bổ 1 nhà “Đại đoàn kết” từ Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh, trị giá 70 triệu đồng cho hộ nghèo tại xã Dun.

Với mục tiêu hướng các hoạt động về cơ sở, nhiệm kỳ 2024-2029, MTTQ Việt Nam huyện phấn đấu tiếp tục vận động các nguồn lực, hỗ trợ sinh kế thoát nghèo cho 12-15 hộ và xây mới từ 40-50 nhà “Đại đoàn kết”; MTTQ Việt Nam cấp xã phấn đấu, mỗi năm, mỗi đơn vị hỗ trợ sinh kế thoát nghèo cho 3 hộ trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.