Ác mộng, biểu tình phản đối chính sách tuyển dụng ở Bangladesh khiến 32 người chết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 18/7, Bangladesh chứng kiến biểu tình bạo lực tồi tệ khiến 32 người chết, khi hàng nghìn sinh viên đụng độ cảnh sát để phản đối phân bổ chỉ tiêu viên chức.
Biểu tình biến thành bạo lực ở Dhaka, Bangladesh ngày 18/7. Ảnh: AFP

Biểu tình biến thành bạo lực ở Dhaka, Bangladesh ngày 18/7. Ảnh: AFP

AFP dẫn lời một nhân chứng ở đài truyền hình quốc gia Bangladesh tiết lộ ngày 18/7, hàng trăm người biểu tình ập vào trụ sở ở Dhaka, đốt cháy ít nhất 60 chiếc xe và một tòa nhà văn phòng.

"Ban đầu họ đốt một đồn cảnh sát ở khu Rampura của thủ đô Dhaka sau khi cảnh sát nổ súng về hướng đám đông biểu tình", người này cho biết.

"Cảnh sát đã trốn vào văn phòng khi bị người biểu tình đuổi theo. Trong cơn giận dữ, những người biểu tình đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở đây", theo lời nhân chứng về vụ đốt trụ sở đài truyền hình.

Vụ cháy lan nhanh và gieo rắc thảm họa, nhiều người còn bị mắc kẹt bên trong. Phía đài truyền hình đã gọi điện cho lực lượng cứu hỏa.

Người biểu tình cũng đốt khoảng chục chiếc xe ở lối vào cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia. Khoảng 60 cảnh sát được trực thăng giải cứu khi mắc kẹt trên nóc tòa nhà trong khuôn viên Đại học Canada, nơi xảy ra một số vụ đụng độ nghiêm trọng nhất ở Dhaka.

Khi màn đêm buông xuống, mạng Internet ở Bangladesh rơi vào tình trạng ngừng hoạt động "gần như hoàn toàn".

Nhiều thành phố trên khắp Bangladesh chứng kiến tình trạng bạo lực cả ngày. Cảnh sát chống bạo động tuần hành trấn áp người biểu tình, khi họ bắt đầu chặn các tuyến đường bộ và đường cao tốc.

Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra ở Bangladesh từ đầu tháng 7 để yêu cầu chấm dứt hệ thống hạn ngạch viên chức và dần tăng nhiệt trong tuần này, trở thành đụng độ chết người giữa sinh viên và cảnh sát vũ trang ở thủ đô Dhaka.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.