Rùa biển quý hiếm mắc lưới được ngư dân Quảng Nam thả lại biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát hiện một cá thể rùa da quý hiếm mắc lưới, những ngư dân Quảng Nam đã nhanh chóng thả cá thể rùa biển này về lại đại dương.

Vào lúc 12 giờ ngày 18.7, trong lúc hành nghề cách bờ biển Quảng Nam khoảng 10 hải lý, tàu cá mang số hiệu QNa - 90179 do ngư dân Võ Quang Tưởng (ngụ ở thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) làm thuyền trưởng đã phát hiện một cá thể rùa biển mắc lưới. Cá thể rùa này dài 1,6m, nặng khoảng 200 kg.

Anh Võ Công Hậu rất vui khi cùng các ngư dân trên tàu thả rùa da về lại biển. Ảnh: VÕ RÔN

Anh Võ Công Hậu rất vui khi cùng các ngư dân trên tàu thả rùa da về lại biển. Ảnh: VÕ RÔN

Đây là loài rùa da, động vật quý hiếm, cần được bảo tồn nên các ngư dân trên tàu cá này đã thả nó về với đại dương.

"Qua sự tuyên truyền mạnh mẽ của chính quyền các cấp ở Quảng Nam về việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm, đặc biệt là rùa biển, bà con làng chài địa phương chúng tôi luôn hưởng ứng nhiệt tình, mỗi lần cá thể rùa mắc lưới đều được thả lại về biển để chúng sống và sinh sản", anh Võ Công Hậu, ngư dân tham gia thả rùa, chia sẻ.

Cá thể rùa da nặng khoảng 200 kg mắc lưới mới được kéo lên tàu chờ thả lại xuống biển. Ảnh: VÕ RÔN

Cá thể rùa da nặng khoảng 200 kg mắc lưới mới được kéo lên tàu chờ thả lại xuống biển. Ảnh: VÕ RÔN

Rùa da ở một số địa phương còn gọi là ông Tam, Ba Khía, danh pháp khoa học Dermochelys coriacea. Đây là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.

Rùa da được Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên xếp vào hạng cực kỳ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Theo quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật nguy cấp (CITES) thì đánh bắt và giết rùa da là phạm pháp. Rùa da cũng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.