Thả lưới, ngư dân bắt được rùa biển nặng 100kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rùa biển nặng khoảng 1 tạ mắc lưới ngư dân đã được lực lượng chức năng và người dân phối hợp thả về môi trường tự nhiên.
Thả rùa biển nặng 1 tạ về môi trường tự nhiên. Ảnh: BĐBP cung cấp

Thả rùa biển nặng 1 tạ về môi trường tự nhiên. Ảnh: BĐBP cung cấp

Ngày 16-3, tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cán bộ Đồn Biên phòng Lăng Cô (huyện Phú Lộc) vừa phối hợp ngành chức năng địa phương thả một cá thể vích (một loại rùa biển) về với môi trường tự nhiên.

Trước đó, khoảng 3h30 sáng cùng ngày, ông Phạm Thanh (SN 1965, trú tổ dân phố An Cư Đông 1, thị trấn Lăng Cô) làm nghề bủa lưới đáy trong đầm Lăng Cô thì phát hiện thấy con vích nặng khoảng 1 tạ bị mắc vào lưới nên cùng với mọi người đưa vào bờ và báo cáo với chính quyền địa phương.

Đến 07h30 cùng ngày, sau khi nhận được thông tin, Đồn Biên phòng Lăng Cô phối hợp với chính quyền thị trấn Lăng Cô, Kiểm Lâm huyện Phú Lộc và Bảo vệ rừng đưa cá thể vích nói trên thả về môi trường biển.

Được biết, vích biển có tên khoa học là Lepidochelys olivacea - một loài thuộc họ rùa biển. Loài rùa biển này được liệt kê vào trong danh sách những loài bị tổn thương và cấm buôn bán do số lượng đang bị giảm sút bởi môi trường sống bị ô nhiễm và tình trạng săn bắt quá mức. Cân nặng của vích hiếm khi trên 50 kg. Tại Việt Nam, Vích là động vật thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp (nhóm EN C1) trong sách đỏ.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.