15 tập thể, cá nhân thuộc Bệnh viện Quân y 15 được khen thưởng trong phòng-chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2022), ngày 26-2, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) đã tổ chức tọa đàm và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng-chống và điều trị bệnh Covid-19 tại Bệnh viện và các tỉnh phía Nam. 
Tại buổi tọa đàm, các cán bộ, nhân viên Bệnh viện đã ôn lại truyền thống 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và 12 tiêu chuẩn của người thầy thuốc. Bệnh viện Quân y 15 cũng triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng khám chữa-bệnh đến các cán bộ, y-bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện. 
Thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Binh đoàn 15 đã khen thưởng cho cán bộ, y bác sĩ Binh đoàn 15 có thành tích xuất sắc trong phòng, chống, điều trị dịch Covid-19. Ảnh: Đinh Yến
Tại buổi lễ, nhiều cán bộ, y-bác sĩ của Bệnh viện Quân y 15 được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phòng-chống, điều trị bệnh Covid-19. Ảnh: Đinh Yến
Trong 2 năm trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ phòng-chống dịch Covid-19, đội ngũ y-bác sĩ của Bệnh viện Quân y 15 đã tích cực tham gia làm nhiệm vụ phòng-chống dịch và điều trị bệnh Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh; đồng thời cử lực lượng quân y tham gia chống dịch tại các tỉnh phía Nam. 
Dịp này, tập thể Bệnh viện Quân y 15 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong phòng-chống dịch Covid-19 năm 2021. Bộ Quốc phòng tặng bằng khen cho 6 cá nhân; Binh đoàn 15 tặng bằng khen cho 4 y-bác sĩ; Bệnh viện Quân y 15 khen thưởng 4 chiến sĩ quân y trực tiếp tham gia phòng-chống, điều trị bệnh Covid-19 tại Bệnh viện và các tỉnh phía Nam.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).