Phường Tây Sơn đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số (CĐS) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là địa phương dẫn đầu thành phố về CĐS.

Bà Trương Thị Ái Vi-Phó Chủ tịch UBND phường Tây Sơn-cho biết: Nhận thức rõ vai trò quan trọng của CĐS, phường đã triển khai các giải pháp công nghệ như: điểm hướng dẫn thủ tục và đăng ký dịch vụ công trực tuyến, phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Qua đó, người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính như: đăng ký khai sinh, khai tử, chứng thực điện tử, đăng ký kết hôn… trên điện thoại thông minh, máy tính mà không phải trực tiếp đến trụ sở UBND phường.

Ngoài ra, phường Tây Sơn còn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số thông qua hệ thống thông tin chính quyền điện tử TP. Pleiku. Đồng thời, tiến hành khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân. Thông qua kết quả khảo sát, UBND phường tập trung khắc phục hạn chế, cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công của đơn vị.

anh-1-can-bo-phuong-tay-son-huong-dan-cong-nhan-dang-ky-nop-ho-so-truc-tuyen-anh-dinh-yen.jpg
Cán bộ phường Tây Sơn hướng dẫn công dân đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến. Ảnh: Đ.Y

Đến nay, 100% cán bộ, công chức của phường Tây Sơn có máy tính phục vụ công việc và được cấp chữ ký số trong thực hiện công vụ. 100% cán bộ, công chức chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

“Năm 2024, phường tiếp nhận giải quyết 4.652 hồ sơ, trong đó có 2.147 hồ sơ giải quyết trên môi trường điện tử. Hiện nay, hầu hết hồ sơ thủ tục hành chính tại phường được tiếp nhận cập nhật, quản lý và giải quyết trên hệ thống thông tin một cửa điện tử. Trên 90% người dân có tài khoản VNeID mức độ 2. Hơn 60% đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội nhận tiền trợ cấp qua tài khoản ngân hàng và hoàn thành số hóa hộ tịch giai đoạn 3”-bà Vi thông tin.

Là cán bộ Sacombank-Chi nhánh Gia Lai, mỗi khi cần sao y chứng thực giấy tờ hồ sơ của ngân hàng, chị Võ Thị Liền thường đến bộ phận một cửa của phường Tây Sơn để thực hiện. Theo chị Liền, cán bộ, công chức ở đây giải quyết thủ tục nhanh, chính xác, niềm nở, ân cần với công dân.

“Cuối năm 2024, phường Tây Sơn triển khai thủ tục đăng ký và thanh toán dịch vụ công trực tuyến, tôi đến sao y chứng thực, được cán bộ hướng dẫn cách cài đặt sử dụng tài khoản VNeID để truy cập và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công và hỗ trợ phí, lệ phí. Tôi thấy việc làm này rất thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến”-chị Liền cho hay.

anh-2-cong-dan-den-phuong-tay-son-sao-y-giay-to-tuy-than-anh-dinh-yen.jpg
Công dân đến phường Tây Sơn sao y giấy tờ tùy thân. Ảnh: Đinh Yến

Bên cạnh đó, phường Tây Sơn còn tuyên truyền sâu rộng về CĐS. Phường thành lập Ban Biên tập trang thông tin điện tử; ban hành quy chế, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong việc đăng tin, bài tuyên truyền, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua Zalo, fanpage, trang thông tin điện tử...

Qua đó, khuyến khích người dân đăng ký thực hiện các mô hình như: tổ dân phố điện tử, khu dân cư thanh toán không dùng tiền mặt, mô hình vận động các hộ dân lắp camera an ninh...

Bên cạnh những kết quả đạt được, phường Tây Sơn còn gặp một số khó khăn trong quá trình CĐS như: hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ; tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh còn thấp dẫn đến việc tiếp cận các nội dung CĐS còn hạn chế. Nhiều người vẫn còn thói quen sử dụng hồ sơ giấy, làm theo cách thức truyền thống là nộp hồ sơ trực tiếp, do tâm lý sợ mất an toàn thông tin. Một số tổ chức hiện chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ điện tử của công dân.

“Gắn CĐS với công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên. Vì vậy, thời gian tới, phường đặt mục tiêu xây dựng chính quyền số hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và không giấy tờ. Để đạt được mục tiêu đó, phường tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ; mở rộng hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong quản lý và cung cấp dịch vụ công. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với CĐS”-bà Vi nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thường xuyên quan tâm công tác tôn giáo gắn với tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân…