Phụ nữ phường Trà Bá giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, nhiều chi hội phụ nữ ở phường Trà Bá (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có những cách làm hay, phù hợp nhằm giúp hội viên tự tin, vươn lên trong cuộc sống.

4 năm trước, gia đình chị Nguyễn Thị Thương (tổ dân phố 3) mở quán bán phở nhưng lại thiếu vốn. Chị làm đơn xin vay từ quỹ tiết kiệm của Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 3. Đây là quỹ do hội viên phụ nữ đóng góp với số tiền 100 ngàn đồng/người/năm và đóng đến khi nào đủ 1 triệu đồng/hội viên thì tạm thời dừng lại. “Nhận 10 triệu đồng, tôi mua vật dụng, nguyên liệu còn thiếu để mở quán. 2 năm sau, đến kỳ đáo hạn, tôi hoàn trả, sau đó vay lại. Đến tháng 6-2022, tôi trả hết vốn, quán bán cũng tạm ổn”-chị Thương cho hay.

 Chị HBun (bìa phải, làng Khưn, phường Trà Bá, TP. Pleiku) dự định dùng số tiền tiết kiệm để đầu tư làm hệ thống hầm biogas. Ảnh: Anh Huy
Chị H'Bun (bìa phải, làng Khưn, phường Trà Bá, TP. Pleiku) dự định dùng số tiền tiết kiệm để đầu tư làm hệ thống hầm biogas. Ảnh: Anh Huy


Theo bà Mai Thị Sỹ (cùng tổ dân phố 3), nhờ nguồn vốn vay từ quỹ tiết kiệm phụ nữ của Chi hội mà nhiều hội viên tránh được bẫy “tín dụng đen”. “Lần đầu tiên tôi vay 10 triệu đồng để sửa nhà và đã hoàn trả. Mới đây, tôi xin vay lại 10 triệu đồng để có vốn thu mua phế liệu. Chỉ cần làm đơn, có xác định của tổ dân phố, 2 ngày sau là quỹ giải ngân cho vay. Đến hạn trả, nếu hội viên còn khó khăn, có nhu cầu vay lại đều được tạo điều kiện. Vì vậy, chị em rất yên tâm”-bà Sỹ bày tỏ.

Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 3 có 145 hội viên và nguồn quỹ tiết kiệm đang duy trì là 132 triệu đồng. Bà Trần Thị Tuyết-Chi hội trưởng-cho hay: “Chi hội không còn hộ hội viên nghèo. Vì vậy, mục đích của nguồn vốn là giải quyết khó khăn trước mắt cho chị em. Nhiều năm qua, nguồn quỹ này đã giải quyết cho 32 lượt hội viên phụ nữ vay. Ngoài ra, Chi hội còn duy trì 3 nhóm tiết kiệm xoay vòng với 39 thành viên, trong đó, 1 nhóm tiết kiệm 3 triệu đồng/tháng/người và 2 nhóm tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng/người. Các nhóm tiết kiệm trên tinh thần tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau không tính lãi suất”.

Hội Liên hiệp phụ nữ phường Trà Bá hiện có 2.050 hội viên, trong đó 875 hội viên dân tộc thiểu số, tập trung ở 3 làng: Ngó, Ngol, Khưn. Căn cứ vào tình hình thực tế và nguyện vọng của hội viên, mỗi chi hội đều phát động các hình thức tiết kiệm phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực. Tại làng Ngó, việc duy trì 8 nhóm “Phụ nữ tiết kiệm lúa theo mùa” đã giúp nhiều hội viên phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hình thành thói quen tiết kiệm và quản lý trong chi tiêu. Chị H'Sem-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Ngó-thông tin: “Khi phát động phong trào tiết kiệm, 8 nhóm (mỗi nhóm 10-20 thành viên) thực hành tiết kiệm lúa 2 lần trong năm. Hộ có diện tích canh tác lớn, thu hoạch nhiều thì góp 5-6 bao; hộ ít hơn thì góp 1-2 bao (60 kg/bao). Các thành viên trong nhóm bàn bạc, thống nhất giải quyết cho những chị có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu cấp thiết được hỗ trợ lúa trước”.

Chi hội Phụ nữ làng Khưn thì duy trì Câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với 20 thành viên, chia làm 2 nhóm. Mỗi năm, các thành viên tiết kiệm 10 triệu đồng, chia làm 2 đợt và giải quyết cho 2 thành viên vay. Chị H'Bun-Chi hội trưởng kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ-chia sẻ: “Nhờ tham gia mô hình tiết kiệm, nhiều chị em mua được xe máy, vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình. Có chị tiết kiệm đủ tiền để tổ chức đám cưới cho con mà không phải vay mượn thêm”. Sau khi nhường cho các thành viên trong nhóm vay trước, cuối năm 2022 đến lượt gia đình chị H'Bun vay số tiền tiết kiệm 50 triệu đồng. “Nhà tôi nuôi 3 con heo nái, bình quân mỗi lứa heo sinh sản 20-25 con. Tôi dự tính dùng số tiền tiết kiệm đầu tư làm hệ thống hầm biogas, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm ô nhiễm môi trường”-chị H'Bun tâm sự.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Phương Thu-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Trà Bá-cho biết: “Khi tham gia các mô hình tiết kiệm, hội viên phụ nữ gần gũi và giúp nhau cùng vươn lên trong cuộc sống. Hội viên dân tộc thiểu số thì hình thành thói quen tiết kiệm, quản lý chi tiêu; chủ động cải tạo vườn tạp, di dời chuồng trại, làm nhà tắm và nhà tiêu hợp vệ sinh... Hiện toàn phường còn 5 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Hội phấn đấu giảm 1 hộ nghèo ở làng Khưn trong năm nay”.

 

 ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.