Phụ nữ Krông Pa làm đẹp đường quê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau 4 tháng triển khai cuộc thi “Chi hội phụ nữ với tuyến đường xanh-sạch-đẹp”, 15 km đường quê đã được hội viên phụ nữ các xã, thị trấn của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) cải tạo thành những tuyến đường xanh-sạch-đẹp, tạo điểm nhấn trong xây dựng làng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dựa trên mô hình “Hàng rào xanh, con đường hoa” triển khai ở hầu hết các cơ sở Hội, tháng 10-2021, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa tiếp tục triển khai cuộc thi “Chi hội phụ nữ với tuyến đường xanh-sạch-đẹp”. Đây là hoạt động nhằm thay đổi nhận thức, thói quen hàng ngày của chị em trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Mỗi chi hội dự thi lựa chọn 1 tuyến đường dài ít nhất 1 km để cải tạo, quá trình triển khai thực hiện ghi lại 5 tấm hình làm minh chứng kèm bài viết 100 chữ để dự thi. Trên cơ sở tư liệu các đơn vị cung cấp, Huyện hội hỗ trợ xây dựng clip tuyên truyền rộng rãi. Số lượt like, bình luận, chia sẻ về clip sẽ được cộng thêm điểm vào quỹ điểm chung của từng đội.
Sau 4 tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút 15 chi hội/14 xã, thị trấn tham gia, trong đó 14 chi hội đồng bào dân tộc thiểu số. So với thực trạng ban đầu, sau khi triển khai cuộc thi, các tuyến đường đã thay đổi tích cực. Rác thải được quét dọn sạch sẽ, bụi rậm, cỏ dại được thay thế bằng những khóm hoa cúc, cánh bướm, xương rồng, chiều tím, hoa giấy đẹp mắt.
Theo bà Phan Thị Chương-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Pa, thành công nổi bật mà cuộc thi mang lại là nhận thức của chị em hội viên có sự thay đổi rõ nét. Từ chỗ vứt rác bừa bãi, chị em đã có ý thức thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng và chăm sóc hoa tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Nhiều chi hội khi mới phát động gặp nhiều khó khăn do không nhận được sự đồng thuận, đất 2 bên đường cứng, nhiều sỏi đá, nguồn nước không có sẵn... Nhưng nhờ sự kiên trì vận động của các chị chi hội trưởng, ban chấp hành hội LHPN xã, sau một thời gian, chị em đều hưởng ứng nhiệt tình, sẵn sàng đóng góp thêm kinh phí thực hiện. Ở một số chi hội, chị em đã hình thành thói quen 6 giờ sáng là tập trung quét dọn ngõ xóm trước khi đi làm.
 Tuyến đường buôn Chư Jú (xã Ia Rsai) tràn ngập sắc hoa. Ảnh: Vũ Chi
Tuyến đường buôn Chư Jú (xã Ia Rsai) tràn ngập sắc hoa. Ảnh: Vũ Chi
Hội LHPN xã Ia Rsai là đơn vị duy nhất có 2 chi hội đăng ký tham gia cuộc thi. Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Thị Ngoan cho hay: Hội LHPN xã chọn 1 chi hội người Kinh và 1 chi hội đồng bào dân tộc thiểu số cùng tham gia. Nếu như chị em Chi hội thôn Quỳnh Phụ lựa chọn hoa chiều tím, xương rồng để nhân rộng thì chị em buôn Chư Jú chọn hoa cúc, cánh bướm làm đẹp đường làng. Mỗi loài hoa một vẻ đẹp khác nhau và đã tạo diện mạo mới tươi tắn các buôn làng.
Chị Kpă H’Roan (buôn Chư Jú) cho biết: “Trước đây, các tuyến đường trong buôn lúc nào rác thải cũng bừa bãi, nhiều hộ sử dụng mặt đường làm sân phơi phân gia súc, rất mất mỹ quan. Từ khi Chi hội triển khai xây dựng tuyến đường xanh-sạch-đẹp, chị em trong buôn cùng nhau dọn vệ sinh, trồng hoa, chăm sóc. Bây giờ đây là một trong những tuyến đường đẹp nhất xã, chị em rất tự hào, bảo ban nhau gìn giữ”. Còn bà Phạm Thị Chiến (thôn Quỳnh Phụ) thì tâm sự: “Nhìn tuyến đường xanh mát, sạch sẽ, bà con ai cũng phấn khởi. Không cần phải nhắc nhở nữa, mọi người tự giác quét dọn, tưới hoa trước cổng nhà mình mỗi ngày”.
Một trong những đơn vị có thành tích tiêu biểu trong cuộc thi là Chi hội buôn Toát (xã Ia Rsươm). Chi hội đã lựa chọn tuyến đường dài hơn 1 km với 230 hộ dân để tham gia cuộc thi. Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Rsươm Trần Thị Thắng chia sẻ: Trong những ngày đầu mới triển khai, Chi hội khá lúng túng khi lựa chọn giống hoa để trồng. Nhiều loài hoa được chọn trồng nhưng không “trụ” được với gia súc, gia cầm. Sau cùng, Hội LHPN xã quyết định chọn 300 cây hoa chuỗi ngọc để nhân rộng. Ban Chấp hành Hội LHPN xã tự gieo giống để hỗ trợ Chi hội trồng dặm khi cây bị chết. Sau một thời gian, con đường hoa không chỉ làm thay đổi nhận thức của chị em mà người dân cũng cùng chung tay góp sức giữ gìn. Các mẹ lên nương rẫy, các cháu nhỏ, người già ở nhà luân phiên nhau tưới nước, dọn vệ sinh, tuyến đường lúc nào cũng sạch sẽ.
Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Pa khẳng định: Chỉ trong một thời gian ngắn, các chi hội đã tổ chức 100 đợt ra quân với hơn 5.000 lượt hội viên tham gia xây dựng các tuyến đường xanh-sạch-đẹp. Sự nỗ lực, quyết tâm của chị em đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ, vượt sự mong đợi của Hội. Đây cũng là lần đầu tiên Hội sử dụng mạng xã hội để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và được chị em hưởng ứng nhiệt tình. Sau 1 tuần đăng tải, hầu hết các clip đều nhận được nhiều lượt like, bình luận, chia sẻ. “Ban tổ chức đã chấm điểm, lựa chọn 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 9 giải khuyến khích và 3 giải phụ cho con đường ấn tượng, cá nhân tiêu biểu, tuyên truyền giỏi để trao giải vào dịp 8-3 tới. Các mô hình tiếp tục duy trì và nhân rộng ra các tuyến đường khác, góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương”-bà Phan Thị Chương nhấn mạnh.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.