Phụ nữ Ia Pết giúp nhau thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Chi hội Phụ nữ làng Bia Bre có hơn 100 hội viên. Thời gian qua, chị em phụ nữ đã phát huy tinh thần tương thân tương ái cùng nhau giúp đỡ hội viên nghèo vươn lên trong cuộc sống. Chị Til-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Bia Bre-cho hay: “Mỗi năm, Ban Chấp hành Chi hội đều họp để thống nhất cách giúp đỡ hội viên nghèo trong phát triển kinh tế. Năm 2020, Chi hội đã trút “Hũ gạo tình thương” được 40 kg, quyên góp “Ống gạo tiết kiệm” được hơn 1,3 triệu đồng hỗ trợ gia đình chị Phing và chị Hyơ”.
Gia đình chị Phing không có quỹ đất để trồng trọt, nhà có 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào số tiền đi làm thuê ít ỏi của hai vợ chồng. Thấy vậy, năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ia Pết đã hỗ trợ 1 con heo giống để chị Phing phát triển chăn nuôi. Chị vui mừng nói: “Nhờ có chị em trong Chi hội giúp đỡ mà gia đình tôi khá hơn trước. Từ 1 con heo giống, đến nay, tôi đã có 3 con heo. Vừa qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà hảo tâm, gia đình tôi đã sửa được căn nhà. Tôi bán 1 con heo để mua sắm thêm một số đồ dùng cho gia đình”.
Trước kết quả đáng mừng ấy, đầu năm 2021, cá nhân chị Til đã tặng cho gia đình chị Alakh 1 con heo giống trị giá 2 triệu đồng. Chị Til bộc bạch: “Gia đình chị Alakh là hộ nghèo lại có đến 7 người con, nương rẫy rất ít, không có ruộng trồng lúa để ăn. Vì vậy, tôi muốn giúp đỡ để chị bớt khó khăn, thêm sinh kế từng bước thoát nghèo”.
Chị em phụ nữ Chi hội làng Ngơm Thung (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) duy trì nghề đan lát truyền thống (ảnh chụp tháng 3-2021). Ảnh: Phương Vi
Chị em phụ nữ Chi hội làng Ngơm Thung (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) duy trì nghề đan lát truyền thống (ảnh chụp tháng 3-2021). Ảnh: Phương Vi
Không riêng làng Bia Bre, các chi hội khác trong xã Ia Pết cụ thể hóa việc học và làm theo gương Bác bằng những việc làm thiết thực, gần gũi và hiệu quả. Bà Trương Thị Thanh Hòa-Chủ tịch Hội LHPN xã-cho biết: “Ia Pết là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi đặt việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho hội viên là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung triển khai thực hiện. Dựa trên tình hình thực tế, Hội LHPN xã hướng dẫn các chi hội quan tâm hỗ trợ cây giống, con giống và ngày công lao động giúp các hội viên sớm thoát nghèo”.
Không chỉ có vậy, xã Ia Pết còn là điển hình trong phong trào phụ nữ Đak Đoa làm theo lời Bác thực hiện tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững. Mô hình “Hộ hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 ngàn đồng” là tín hiệu lạc quan trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách chi tiêu của chị em. “Trung bình mỗi năm, mô hình thu hút khoảng 25-30 hội viên tham gia với tổng số tiền tiết kiệm hơn 45 triệu đồng. Các hộ đã dành số tiền này mua quần áo, đóng học phí, mua sách vở, xe đạp cho con khi vào năm học mới, mua bảo hiểm y tế cho gia đình, phân bón trong vụ mùa, xây cổng, tường rào, chuồng heo và đồ dùng cần thiết trong gia đình”-Chủ tịch Hội LHPN xã chia sẻ.
Việc vần đổi công là một trong những cách làm giúp nhau phát triển kinh tế được Hội LHPN xã Ia Pết huyện Đak Đoa triển khai hiệu quả-ảnh P.V
Đổi công là một trong những cách làm giúp nhau phát triển kinh tế được Hội LHPN xã Ia Pết triển khai hiệu quả. Ảnh: Phương Vi
Với những việc làm cụ thể, thiết thực, 5 năm qua, Hội LHPN xã Ia Pết đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam tỉnh cũng như của Chủ tịch UBND huyện về thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện phong trào phụ nữ-công tác Hội cũng như triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bà Nay Giang Nam-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Đoa-đánh giá: “Những năm qua, Hội LHPN xã Ia Pết đã triển khai việc làm theo Bác bằng nhiều việc làm cụ thể với nhiều mô hình thiết thực, giúp đỡ được nhiều chị em phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong hội viên, phụ nữ, thu hút đông đảo chị em tham gia các hoạt động của Hội, các phong trào được tổ chức tại địa phương. Bên cạnh đó, Hội LHPN xã Ia Pết cũng như các chi hội trực thuộc rất tích cực tuyên truyền cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số bỏ dần những tập tục lạc hậu, đồng thời duy trì, phát huy bản sắc dân tộc”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.