Phụ nữ Gia Lai: Một năm nhiều dấu ấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã tạo ra nhiều dấu ấn và đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nỗ lực chuyển đổi số

“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội” là chủ đề xuyên suốt của các cấp Hội Phụ nữ tỉnh trong năm 2024. 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và trên 80% hội viên được tuyên truyền về sự cần thiết của quá trình chuyển đổi số (CĐS). Toàn tỉnh thành lập 90 mô hình “Tổ phụ nữ ứng dụng công nghệ 4.0”/“Phụ nữ CĐS” với gần 2.000 thành viên tham gia.

Đây là những hạt nhân góp phần tuyên truyền, vận động người thân, cộng đồng nâng cao nhận thức, thói quen ứng dụng số hóa trong công việc, cuộc sống. Trong năm, Hội Phụ nữ các cấp tổ chức 620 lớp tập huấn, truyền thông “Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin và CĐS, sử dụng dịch vụ công trực tuyến” cho trên 39,9 ngàn lượt hội viên.

Chị Bùi Thị Vân-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) cho biết: “Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã quay hình ảnh thực tế về một số trường hợp chị em trong xã bị lừa đảo qua mạng với số tiền hàng trăm triệu đồng. Tôi dùng những câu chuyện người thật, việc thật này tuyên truyền cho tất cả các chi hội thông qua Zalo, Facebook, YouTube.

Nhờ đó, tình trạng bị lừa đảo qua mạng đã giảm hẳn, chị em tự tin kết nối mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc và cuộc sống một cách an toàn”.

cac-dong-chi-lanh-dao-tham-quan-cac-gian-hang-san-pham-khoi-nghiep-cua-phu-nu.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tham quan các gian hàng sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ. Ảnh: M.C

Chuyển đổi số cũng góp phần tập hợp hội viên phụ nữ làm ăn xa thông qua mô hình kết nối trực tuyến. Theo đó, 735 hội viên phụ nữ ở xa tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ tại địa phương qua 21 mô hình “Ứng dụng Zalo kết nối hội viên phụ nữ đi làm ăn xa”.

Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, các cấp Hội đã thành lập 1.366 nhóm Zalo, 486 trang Facebook, 6 nhóm TikTok, 130 Fanpage để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động và công tác Hội. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã xây dựng phòng họp trực tuyến tại cơ quan với kinh phí gần 450 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức giao ban hàng quý để triển khai hoạt động Hội.

Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng xã hội an toàn tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nhiều hội viên phụ nữ, nhất là ở lĩnh vực kinh tế. Năm 2024, nhiều chị em khởi nghiệp tham gia các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki và các kênh bán hàng trực tuyến khác như Zalo, TikTok, Facebook.

Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, nhiều chị em đã tiếp cận với phương thức livestream bán hàng, cách tạo video, viết nội dung để nâng cao khả năng lên xu hướng trên TikTok.

ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat-dong-hoi-phu-nu-duoc-day-manh.jpg
Các cấp Hội Phụ nữ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Ảnh: M.C

Bà Võ Thị Thu Hà (Cơ sở may Thu Hạnh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) cho biết: “Ai cũng nghĩ bắt đầu khởi nghiệp ở độ tuổi U60 như tôi không hề dễ dàng. Nhưng công nghệ số mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, không phân biệt già, trẻ nếu mình chủ động tiếp cận, nâng cao tinh thần học hỏi”.

Hiện các sản phẩm khởi nghiệp của những “nữ tướng” làm kinh tế như chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ), chị Nguyễn Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (TP. Pleiku), chị Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang)… đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử. Điều đó cho thấy dấu ấn của công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các mô hình có phụ nữ làm chủ.

Nhiều hoạt động nổi bật

Quá trình CĐS giúp các cấp Hội Phụ nữ nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo dấu ấn nổi bật khi thực hiện đạt và vượt 10/10 chỉ tiêu năm 2024. Trong đó, 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch như: vận động giúp hộ phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo theo tiêu chí đa chiều; phát triển hội viên...

Các cấp Hội đã giúp 561 hộ hội viên thoát nghèo, thoát cận nghèo; 100% cơ sở Hội thực hiện 434 công trình/phần việc; phát triển trên 12.000 hội viên (vượt gần 9.000 hội viên), kết nạp 670 hội viên danh dự là nam giới.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao vị thế trên lĩnh vực kinh tế cho hội viên cũng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, trên 670 phụ nữ là chủ doanh nghiệp quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh được các cấp Hội hỗ trợ nâng cao năng lực.

Toàn tỉnh thành lập mới 6 tổ hợp tác và 5 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý. 100% phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội. Gần 2.000 phụ nữ khuyết tật được các cấp Hội tích cực hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau.

nhieu-hoat-dong-ho-tro-phu-nu-ngheo-yeu-the-trong-nam-2-24.jpg
Nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo, yếu thế trong năm 2024. Ảnh: M.C

Tiếp tục triển khai các hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” thông qua các mô hình như “Tổ truyền thông cộng đồng”, Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng, các cấp Hội đã góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu, ngăn ngừa hàng trăm trường hợp tảo hôn, khuyến khích phụ nữ đến sinh con tại cơ sở y tế, kịp thời hỗ trợ hàng chục trường hợp phụ nữ bị bạo lực.

Phát biểu tại hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh lần thứ 9 (mở rộng), Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đánh giá cao các hoạt động, mô hình, nhất là tinh thần tiên phong CĐS của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp Hội đẩy mạnh triển khai các công trình, phần việc chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tạo không khí, tâm thế mới trong đời sống phụ nữ. Tập trung tuyên truyền những tấm gương phụ nữ tiêu biểu, có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực tạo sự lan tỏa, khơi dậy ý chí, khát vọng, tinh thần vượt khó của chị em phụ nữ trong đời sống xã hội.

Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong triển khai công tác Hội, xây dựng hình ảnh người phụ nữ Gia Lai trong giai đoạn mới “trí tuệ, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Có thể bạn quan tâm

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Chị Ksor H’Bloan (thứ 3 từ phải sang) được Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”. Ảnh: U.N

Tết ấm cho đoàn viên, người lao động

(GLO)- Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai đã tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức chăm lo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.