Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo: Nơi chi trả nơi tạm dừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) khẳng định hiện tại, chính sách tiền lương, phụ cấp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (trong đó có chế độ phụ cấp thâm niên) vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ. Tuy nhiên, một số địa phương đã quyết định dừng chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo trong lúc chờ hướng dẫn mới.

Mất phụ cấp thâm niên, giáo viên sẽ bị giảm một khoản đáng kể trong thu nhập hằng tháng Ảnh: Diệp An
Mất phụ cấp thâm niên, giáo viên sẽ bị giảm một khoản đáng kể trong thu nhập hằng tháng -  Ảnh: Diệp An


Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản về việc dừng chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Điều này được căn cứ từ Điều 76 Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 quy định về tiền lương nhà giáo không còn chế độ phụ cấp thâm niên.

Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này. Trong khi chờ văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tạm dừng chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo kể từ ngày 1/7/2020. Sở cũng không ban hành quyết định nâng mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được hưởng kể từ ngày 01/7/2020.

Việc tạm dừng chi trả phụ cấp thâm niên vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của giáo viên trong tỉnh. Bởi, hiện chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước vẫn tiếp tục chi trả. Hơn nữa, ngay tại Quảng Ngãi, việc dừng chi trả chỉ áp dụng với giáo viên, cán bộ quản lý từ bậc THPT trở lên (những đơn vị trực thuộc sở  GD&ĐT Quảng Ngãi). Giáo viên từ bậc THCS trở xuống của tỉnh vẫn tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên.

Còn tại Thừa Thiên-Huế, mặc dù tỉnh chưa có văn bản hướng dẫn về việc ngừng chi phụ cấp thâm niên nhà giáo, thế nhưng hàng nghìn giáo viên ở huyện Phú Lộc bị tạm ngừng khoản tiền này. Huyện Phú Lộc có 2.000 giáo viên, từ ngày 1/7 bị tạm ngừng phụ cấp trong khi đời sống của không ít thầy cô còn nhiều khó khăn.

Lý do đơn vị chức năng huyện Phú Lộc đưa ra là căn cứ theo Điều 76 của Luật Giáo dục sửa đổi mới có hiệu lực từ đầu tháng 7. Trong khi đó, lãnh đạo  Phòng GD&ĐT TP Huế thông tin chưa nhận được bất kỳ công văn nào hướng dẫn việc cắt giảm phụ cấp thâm niên cho giáo viên trên địa bàn TP Huế. Vì vậy, không có giáo viên nào tại TP Huế bị cắt giảm, tạm ngưng phụ cấp thâm niên trong tháng 7.

Chưa dừng chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo

Trong khi đó, Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT đã có văn bản trả lời một số địa phương sau khi nhận được ý kiến. Nội dung trả lời, Bộ GD&ĐT đều có chung quan điểm: Bộ đã có Công văn số 2446/BGDĐT ngày 6/7/2020 báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo. Do đó, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện tại, chính sách tiền lương, phụ cấp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện theo quy định của Chính phủ; theo đó các chính sách về chế độ tiền lương (trong đó có chế độ phụ cấp thâm niên) đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ. Hiện tại, sau khi nhận được ý kiến của Bộ GD&ĐT, TPHCM đã có văn bản gửi đến các trường về việc thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định của Chính phủ.

Theo đó, trong công văn gửi các trường, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết đã tiếp nhận một số ý kiến thắc mắc của phòng GD&ĐT các quận, huyện, các cơ sở giáo dục liên quan đến nội dung thực hiện chế độ tiền lương (trong đó có phụ cấp thâm niên) đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khi thực hiện Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7  có nhiều sửa đổi, bổ sung về vấn đề tiền lương, phụ cấp của giáo viên. Sở đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý,  Bộ GD&ĐT đã có công văn trả lời. Do đó, toàn bộ giáo viên tại TPHCM vừa được thông báo sẽ được truy lĩnh phụ cấp thâm niên tháng 7 vào tháng sau.

Được biết, một số địa phương khác cũng gửi công văn xin ý kiến của Bộ GD&ĐT và tiếp tục chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên như Quảng Ninh, Đồng Tháp, An Giang...

Theo Nghiêm Huê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.