Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Có 12 loại phụ cấp được quy định tại Văn bản hợp nhất 04/VBHN của Bộ Nội vụ và Nghị định 117/2016 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 204/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang.

Từ năm 2021, có thể sẽ chỉ còn 7 khoản phụ cấp theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Vậy theo quy định hiện hành có bao nhiêu loại phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức?

Thâm niên vượt khung

Các đối tượng được hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó nếu sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng, từ năm thứ 4 trở đi được tính thêm 1%: Chuyên viên cao cấp; kiểm tra viên chính thuế; thanh tra viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thuế; kiểm toán viên cao cấp - Kiểm dịch viên chính động - thực vật; kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; kiểm tra viên cao cấp hải quan...

 

 Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng 1 mức phụ cấp.
Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng 1 mức phụ cấp.


Các đối tượng hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm tính thêm 1%: Cán sự; nhân viên hải quan; kế toán viên trung cấp; kiểm lâm viên sơ cấp...

Kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng 1 mức phụ cấp.

Khu vực

Các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức, mỗi mức đều x với mức lương cơ sở: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

Hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.

Đặc biệt

Các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.

Thu hút

Cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.

Độc hại, nguy hiểm

Cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Gồm 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3; 0.4 đều x mức lương cơ sở

Thâm niên nghề

Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc QĐND; sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc CAND; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu; cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành...

5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Ngoài ra còn có phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; Phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.