Phạt nặng người tham gia giao thông không đeo khẩu trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là yêu cầu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông vận tải trong dịp nghỉ Tết và lễ hội mùa xuân Tân Sửu gắn liền với công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Xử lý nghiêm người tham gia giao thông không đeo khẩu trang.
Xử lý nghiêm người tham gia giao thông không đeo khẩu trang.
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – ông Nguyễn Văn Thể vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các địa phương về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác vận tải trong dịp nghỉ Tết và lễ hội mùa xuân Tân Sửu gắn liền với công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong những ngày gần đây tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân.
Để tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm gắn với phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phòng chống dịch bệnh COVID- 19.
Tự giác thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe” và thông điệp 5K trong phòng chống dịch COVID-19 (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung và Khai báo Y tế”; cài đặt ứng dụng Bluzone, khai báo y tế khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Các đơn vị quản lý bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng… và các đơn vị kinh doanh vận tải tuân thủ nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhất là hành vi lái xe vi phạm quy định như: Chở quá số người quy định, lái xe sử dụng chất ma túy, lái xe sau khi đã uống rượu, bia, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép… xe ôtô kinh doanh vận tải chở quá tải trọng về hàng hoá, chở quá số người quy định, vận chuyển hàng cấm, nguy cơ cháy, nổ; chủ phương tiện, người điều khiển, nhân viên phục vụ trên phương tiện và người tham gia giao thông vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19 đặc biệt là hành vi không đeo khẩu trang khi tham gia giao thông.
Đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị khai thác bến tàu, bến xe, nhà ga, bến cảng trên địa bàn địa phương khẩn trương cập nhật dữ liệu lên Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19 của quốc gia.
Theo đó, các đơn vị cần cài đặt ứng dụng “An toàn COVID-19” lên điện thoại đi dộng của người được phân công phụ trách, đăng ký tài khoản, khai báo và cập nhật thông tin về các biện pháp phòng chống dịch đơn vị đã triển khai. Tăng cường kiểm tra và tạm dừng hoạt động đối với những đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện cập nhật thông tin và không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
MINH HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.