Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 30-3, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội nghị ký kết và triển khai Chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh về phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải và Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Lương Thanh Bình chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), Công an tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh và đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam một số huyện, thị xã, thành phố.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu dân cư và cảnh quan nơi thờ tự. Nhiều nội dung của chương trình phối hợp được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”... Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng được nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ký kết chương trình phối hợp. Ảnh: Anh Huy

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ký kết chương trình phối hợp. Ảnh: Anh Huy

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, ban ngành và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã thảo luận, thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2026.

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và nhân dân, thúc đẩy Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo ủng hộ, tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện mặt trời mái nhà, áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả. Phấn đấu đến hết năm 2026 có 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đều biết đến và tích cực hưởng ứng Chương trình phối hợp...

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.