Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện và Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện vừa phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024. Ngay tại lễ phát động, Quỹ “Vì người nghèo” huyện đã tiếp nhận hơn 94 triệu đồng.

Ông Đỗ Xuân Ưa-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-thông tin: Năm 2023, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, huyện đã triển khai xây dựng 11 căn nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú, tặng quà nhân dịp lễ, Tết… với tổng kinh phí trên 720 triệu đồng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã đề nghị Chủ tịch UBND huyện khen thưởng những tập thể có thành tích xuất sắc trong việc vận động, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

phat-huy-hieu-qua-quy-vi-nguoi-ngheo-bg-4477-1495.jpg
Từ năm 2023 đến nay, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã triển khai xây dựng và sửa chữa 367 ngôi nhà cho hộ nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Ngọc Anh

Chăm lo hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Từ tháng 10-2023 đến hết tháng 9-2024, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận được 39,135 tỷ đồng.

Trong đó, Quỹ “Vì người nghèo” trung ương chuyển về 300 triệu đồng; Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh vận động được hơn 29,65 tỷ đồng; Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện vận động trên 5,8 tỷ đồng; Quỹ “Vì người nghèo” cấp xã vận động gần 3,2 tỷ đồng; ủng hộ bằng hình thức khác quy ra tiền là 164,5 triệu đồng.

Ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh-cho hay: Trên cơ sở các nguồn vận động và tiếp nhận được, từ năm 2023 đến nay, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã triển khai xây dựng và sửa chữa 367 ngôi nhà, hỗ trợ chữa bệnh và cấp học bổng cho gần 900 lượt người, giúp phát triển sản xuất cho 231 hộ…

Một số địa phương đã chủ động lồng ghép việc hỗ trợ hộ nghèo với triển khai thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” và thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh”.

Chị Phạm Thị Thu Hiền (thôn 6, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) cho biết: Chồng chị qua đời vì bạo bệnh từ 4 năm trước. Một mình chị nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn học trong khi không có việc làm ổn định, cũng không có đất sản xuất. Với số tiền 50 triệu đồng do Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh hỗ trợ, chị mạnh dạn vay mượn thêm họ hàng, người thân để xây dựng ngôi nhà khang trang, rộng rãi.

“Chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi thì không biết đến khi nào mới dành dụm đủ tiền để xây dựng được ngôi nhà mới. Tôi vô cùng biết ơn các cấp, các ngành đã quan tâm giúp đỡ gia đình. Tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để sớm thoát nghèo”-chị Hiền bày tỏ.

Việc huy động các nguồn lực để giúp đỡ hộ nghèo được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và đẩy mạnh trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hàng năm (từ ngày 17-10 đến 18-11). Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024; gửi thư kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

Trước đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban vận động cứu trợ tỉnh đã ra lời kêu gọi và phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn các địa phương căn cứ tình hình thực tế để có hình thức tổ chức, vận động phù hợp, tránh việc huy động quá khả năng đóng góp của người dân.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, việc triển khai các hoạt động trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” không chỉ hưởng ứng các phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” mà còn góp phần thực hiện các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.