Phát hiện gần 34.000 sách giáo khoa nghi giả nhãn hiệu Nhà xuất bản Giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 1 doanh nghiệp tại Đồng Nai kinh doanh, buôn bán hàng hóa là sách giáo khoa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở nghi kinh doanh sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở nghi kinh doanh sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đại diện Tổng cục Quản lý Thị trường cho biết lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trước đó, ngày 22/5, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý Thị trường số 1 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Công an huyện Nhơn Trạch kiểm tra đột xuất doanh nghiệp tư nhân T. T, địa chỉ: khu phố Mỹ Khoan, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn T. T là chủ doanh nghiệp.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp trên đang kinh doanh, buôn bán hàng hóa là sách giáo khoa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm 33.809 bản phẩm các loại. Tổng trị giá hàng hóa theo giá bán niêm yết là 607.035.000 đồng.

Toàn bộ sách giáo khoa trên bìa có logo “GD” và ghi tên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, có tem chống hàng giả trên các ấn phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp tư nhân T. T chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ của toàn bộ số hàng hóa.

Đội Quản lý Thị trường số 1 đang thực hiện thẩm tra, xác minh toàn bộ số sách giáo khoa trên để xử lý theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Gần 15 ngàn đại biểu dự hội nghị quán triệt các nghị quyết của Đảng

Gia Lai: Gần 15 ngàn đại biểu dự hội nghị quán triệt các nghị quyết của Đảng

(GLO)- Sáng 1-12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.