Đắk Lắk tiêu hủy sách giáo khoa không rõ nguồn gốc​

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 27/12, tại Công ty in Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức tiêu hủy gần 1.000 cuốn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc.
Đoàn kiểm tra tiến hành tiêu hủy gần 1.000 cuốn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc.

Đoàn kiểm tra tiến hành tiêu hủy gần 1.000 cuốn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc.

Trước đó, từ ngày 15 - 24/8, Đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động phát hành trên địa bàn tỉnh năm 2023 đã tiến hành kiểm tra 10 cửa hàng tại 4 địa phương gồm: thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar, Ea H’leo và thị xã Buôn Hồ về hoạt động phát hành xuất bản phẩm.

Qua kiểm tra, 6/10 cơ sở phát hành xuất bản phẩm có hành vi vi phạm pháp luật. Đoàn kiểm tra đã lập 6 biên bản vi phạm hành chính đối với các cơ sở kinh doanh trên; đồng thời, tiến hành niêm phong tang vật và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 102 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra đã tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân những nội dung, văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Qua đó, các tổ chức, cá nhân đã nắm bắt các quy định của pháp luật, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục ngay các vi phạm để thực hiện chấp hành nghiêm quy định pháp luật trong lĩnh vực hoạt động.

Theo Đoàn kiểm tra, khi mua sách giáo khoa không rõ nguồn gốc, học sinh sẽ không được sử dụng những cuốn sách chất lượng và được bảo hộ nguồn gốc từ Nhà xuất bản. Các hình ảnh, nội dung trong sách bị nhòe, mờ, không rõ nét dẫn đến thể lực của người dùng bị suy giảm nếu sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, sách giáo khoa không rõ nguồn gốc hầu hết sử dụng công cụ sao chụp rồi in lại với nội dung và cách thức trình bày giống như thật. Do đó, đối với những đầu sách giáo khoa có tích hợp kho học liệu trực tuyến đi kèm (như sách Tiếng Anh Global Success), khi học sinh mua phải sách không rõ nguồn gốc sẽ không kích hoạt sử dụng được hệ thống học liệu, ứng dụng bổ trợ cần thiết của Nhà xuất bản để học sinh học tập.

Có thể bạn quan tâm