Gia tăng hợp tác giáo dục Việt Nam - Hungary

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong 3 ngày (18, 19, 20-1), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân có chuyến thăm chính thức Hungary. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng tham gia đoàn công tác.
Đại diện các trường đại học của Việt Nam và Hungary tại sự kiện ký kết hợp tác.

Đại diện các trường đại học của Việt Nam và Hungary tại sự kiện ký kết hợp tác.

Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong khuôn khổ chuyến công tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chứng kiến sự kiện ký kết và trao 10 biên bản ghi nhớ hợp tác song phương và đa phương (MOU) giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Hungary. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác sẽ tạo nên mối liên kết chặt chẽ, sâu sắc hơn trong hợp tác giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Hungary, đồng thời mang lại lợi ích cho giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chứng kiến sự kiện trao 10 biên bản ghi nhớ giữa các cơ sở cơ sở giáo dục Việt Nam và Hungary

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chứng kiến sự kiện trao 10 biên bản ghi nhớ giữa các cơ sở cơ sở giáo dục Việt Nam và Hungary

Theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2016, số học bổng Hungary dành cho Việt Nam là 100 suất học bổng toàn phần. Từ năm 2017, phía Hungary tăng số học bổng cấp cho sinh viên Việt Nam lên 200 suất ở các bậc đào tạo về các ngành nghề khác nhau.

Tháng 9-2013, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hungary ký kết Hiệp định hợp tác đào tạo, nghiên cứu, pháp quy và kỹ thuật trong sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Trong giai đoạn 2013-2015, Hungary đã giúp Việt Nam đào tạo ngắn hạn nhân lực về năng lượng nguyên tử. Cụ thể, đã đào tạo nâng cao được trên 200 cán bộ giảng dạy về năng lượng nguyên tử cho 5 trường đại học.

Các trường đại học Việt Nam cũng đã chủ động hợp tác trao đổi giáo viên, sinh viên và liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng của Hungary. Hiện nay có 479 lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo các trình độ tại Hungary, trong đó, số lưu học sinh Việt Nam đi học tự túc ước tính khoảng 100 người.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đào tạo cho Hungary một số lưu học sinh học ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên từ năm 2020, do dịch bệnh Covid-19 nên không có lưu học sinh Hungary học tại Việt Nam.

Bộ GD-ĐT Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện các chương trình hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Hungary giai đoạn 2022-2024, tận dụng hết 200 học bổng Chính phủ Hungary dành cho Việt Nam hàng năm, khuyến khích các trường đại học hợp tác song phương trong tất cả các lĩnh vực về giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.