Phân loại, xử lý chất thải rắn tại nguồn: Cần giải pháp phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) - Từ ngày 3-2, Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới; tuy nhiên, cần thêm thời gian và giải pháp phù hợp để chính sách đi vào thực tiễn.

Chất thải rắn sinh hoạt gồm nhiều nhóm bao gồm: rác thực phẩm, hữu cơ, các loại túi ni lông, nhựa sử dụng một lần, hộp xốp, mảnh gỗ… và một phần có thể tái chế như giấy, nhôm, một số loại nhựa. Hiện nay, việc xử lý loại rác thải này đang là áp lực lớn, đặc biệt là tại các đô thị.

Thông tư số 35 bao gồm các quy định về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; quy trình kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Điểm mới nhất là người thu gom thủ công chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương hoặc giao chất thải không đúng chủng loại theo lịch trình đã công bố.

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 quy định: Chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại tại nguồn thành 3 nhóm, gồm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế; chất thải hữu cơ (thực phẩm) và chất thải vô cơ (không tái chế).

Cùng với đó, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng đề ra chế tài phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

chat-thai-ran-sinh-hoat-khong-duoc-phan-loai-gay-ap-luc-lon-cho-cong-nhan-ve-sinh-moi-truong-trong-thu-gom.jpg
Chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại gây áp lực cho công nhân vệ sinh môi trường trong việc thu gom. Ảnh: L.N

Tại Gia Lai, đáng mừng là đã có một số mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đưa vào vận hành, bước đầu mang lại hiệu quả. Đơn cử, cuối năm 2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Theo đó, 2 đơn vị trên đã vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về ý thức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Huyện Ia Grai cũng là điển hình trong tuyên truyền và triển khai công tác này. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng chuyển biến tích cực. Nhiều hộ gia đình đã ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Tuy nhiên, trong thực tế, những mô hình trên vẫn chưa phổ biến rộng khắp thành phong trào; nhiều người dân vẫn chưa có ý thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt, nhất là ở khu vực đô thị. Hầu như các hộ thường gom tất cả vào 1 bao để tập kết ra chỗ thu gom cho tiện, kể cả chất thải có thể tái chế hoặc rác thải độc hại (pin, hóa chất…).

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng báo động là các bãi rác thải tự phát với cơ man loại rác không hề được phân loại, nhất là rác nội thất cồng kềnh, rác thải xây dựng… Trong điều kiện đó, rất khó để công nhân vệ sinh có điều kiện từ chối thu gom theo như Thông tư số 35.

mot-bai-rac-thai-tu-phat-voi-du-cac-loai-rac-vo-co-huu-co-rac-noi-that.jpg
Một bãi rác thải tự phát với đủ các loại rác vô cơ, hữu cơ, rác nội thất. Ảnh: L.N

Tại một số nước trong khu vực, các quy định về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn tại nguồn được thực hiện rất hiệu quả, với nhiều chính sách linh động. Ví dụ, tại Nhật Bản, rác thải được chia thành các loại chính: rác cháy được (như thực phẩm, giấy); rác không cháy được (như kim loại, gốm sứ), rác tái chế (chai nhựa, lon, thủy tinh, giấy bìa), rác cồng kềnh (đồ gia dụng, nội thất); rác nguy hại (pin, hóa chất). Mỗi loại rác được thu gom tại nhà vào các ngày riêng biệt, với thời gian cố định.

Tại Hàn Quốc, người dân phải mua túi đựng rác cho từng loại rác riêng biệt từ chính quyền, lượng rác thải sinh hoạt càng nhiều thì chi phí phải trả càng cao. Còn tại Trung Quốc, khi phân loại rác đúng theo quy định, các hộ dân sẽ được nhận điểm thưởng; điểm thưởng này sẽ được quy đổi thành các phần quà nhu yếu phẩm.

Quy định từ chối thu gom nếu rác thải chưa được phân loại là hết sức cần thiết dù khá muộn so với các nước tiên tiến. Một giải pháp khác để thực hiện cuộc “cách mạng xanh” là chú trọng giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức người dân để gìn giữ, bảo vệ môi trường; mặt khác cần tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý rác thải.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.