Để giảm áp lực chất thải rắn ở đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ TN-MT gần đây công bố VN tốn 3,35 triệu USD/ngày để xử lý hơn 67.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, tạo áp lực rất lớn với các đô thị.

Chất thải rắn sinh hoạt gồm có nhiều nhóm, như rác thực phẩm, hữu cơ, các loại túi ni lông, nhựa sử dụng một lần, hộp xốp, mảnh gỗ, và một phần có thể tái chế lại như giấy, nhôm, các loại nhựa tái chế được.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN-MT) gần đây cho biết từ 50 - 70% trong tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là rác thực phẩm, các loại thức ăn thừa, chất hữu cơ. Khi phải đến bãi chôn lấp, các loại chất thải này tạo áp lực rất lớn lên quy trình xử lý rác thải của đô thị, và cũng tiêu tốn phần lớn trong số hàng triệu USD xử lý kể trên.

Tuy nhiên, các chung cư, gia đình, căn hộ ở đô thị lớn gần như không có phân loại tách riêng loại rác này. Rác hữu cơ lại nhanh chóng sinh mùi hôi thối, mất vệ sinh, mọi người muốn thải bỏ nhanh chóng.

Nếu động tác phân loại rác ngay tại nguồn được áp dụng triệt để, các gia đình có thể tạo ra các thùng compost nhỏ để trồng cây trên ban công, làm giàu đất trong vườn nhà nếu có vườn, chung cư có khu compost chung để cùng làm giàu cho đất và làm đẹp cảnh quan.

Như tôi được biết một mô hình thú vị tại thành phố Bogota ở Colombia, các chung cư trong trung tâm thành phố có khu vực compost chung, hướng dẫn người dân đổ rác hữu cơ đúng cách, và các cửa ngăn mùi. Khối compost được nén và xử lý hằng tuần với sự tham gia của tình nguyện viên là người dân, các gia đình, bạn trẻ sống ở đó. Sau đó được dùng làm phân bón cây ở những vườn rau nhỏ trong chính khuôn viên chung cư.

Nếu mô hình ủ compost được nhân rộng lên ở quy mô, có tính toán đến cách thu gom, mùi, sử dụng sau khi ủ, thì rác hữu cơ từ các cụm chung cư lớn có thể không phải đến bãi chôn lấp và tạo ra áp lực khổng lồ cho thành phố.

Một loại rác khác là các túi ni lông dùng một lần, hộp xốp, dao nĩa nhựa dùng một lần, các loại hộp nhựa… không thể tái chế như các loại chai nhựa cũng góp phần tạo ra áp lực xả thải lớn. Đây là nhóm rác đến từ hoạt động mua hàng online, mua đồ ăn giao tận nhà.

Chúng ta không thể cấm đoán mọi người mua gì, ăn gì, nhưng có thể quy định khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất liệu đóng gói như cấm ống hút nhựa (cửa hàng nước hoàn toàn có thể sử dụng ống hút giấy), hộp thức ăn phải là giấy phân hủy được… Quy cách đóng hàng online giảm bớt ni lông… đều sẽ giúp giảm áp lực ở quy mô lớn với những loại rác không thể tái chế này.

Là người tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường và lan tỏa các thói quen mới trong ứng xử với môi trường, tôi tin rằng các hoạt động chỉ dẫn chi tiết cách xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, dễ làm tại nhà, giải thích về ý nghĩa to lớn của một động tác phân loại… cũng như có chỗ để sử dụng compost sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc giảm áp lực rác thải đến bãi chôn lấp, gây áp lực và hao phí lớn cho các đô thị.

Để làm được điều này, quyết tâm không chỉ đến từ người dân, mà còn đến từ sáng kiến và sự hoạt động nhịp nhàng trong quá trình phân loại, xử lý, tái chế của những cơ quan hoạch định và chăm sóc không gian đô thị.

(*) Hoa hậu Môi trường thế giới, Đại sứ thiện chí trẻ Liên Hiệp Quốc

Theo Nguyễn Thanh Hà (*) (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.