Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 có 60% hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ xử lý chất thải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 25-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp ký ban hành Kế hoạch số 2195/KH-UBND về việc thực hiện Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030.

Theo đó, kế hoạch đề ra các chỉ tiêu phấn đấu như: Đến năm 2030, ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh giảm 0,5-1%/năm; 50% phụ phẩm của các mặt hàng chủ lực được xử lý và tái chế, tái sử dụng, trong đó 80% rơm rạ được áp dụng công nghệ thu gom và tái sử dụng.

Bên cạnh đó, có 60% hộ và 100% trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải và được tái sử dụng; 50% bùn thải và 50% nước thải trong các trang trại nuôi trồng thủy sản được xử lý và tái sử dụng; 50% lượng phụ phẩm trong khai thác, chế biến gỗ được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc các sản phẩm từ gỗ như gỗ ván nhân tạo.

Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 có 60% hộ chăn nuôi áp dụng các công nghệ xử lý chất thải. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 có 60% hộ chăn nuôi áp dụng các công nghệ xử lý chất thải. Ảnh: Nhật Hào

Ngoài ra, 100% cán bộ khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng được tập huấn các quy trình xử lý, tái chế chất thải, phụ phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; 80% trang trại và 50% hợp tác xã được tiếp cận với các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm, các công nghệ xử lý chất thải và tái chế phụ phẩm trong nông nghiệp; việc áp dụng công nghệ kinh tế tuần hoàn trong các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp giúp tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng nông sản.

Tại kế hoạch này, UBND tỉnh cũng đã đề ra một số giải pháp và giao nhiệm vụ cho các sở, ban ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.