Phấn đấu đến cuối năm 2023, Gia Lai không còn hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Chiều 5-1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2023.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến. Ảnh: Đinh Yến
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến. Ảnh: Đinh Yến

Năm 2022, được sự quan tâm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động của ngành đến cơ sở. Các đơn vị trực thuộc, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố đã bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, giải quyết việc làm mới cho 26.260 lao động, đạt 100% kế hoạch; 13.781 người được đào tạo nghề (đạt 119% kế hoạch), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 36,95% năm 2021 lên 38,42% cuối năm 2022.

Về công tác giảm nghèo, trong năm toàn tỉnh giảm được 7.138 hộ nghèo, đạt 101,53%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,32% (đạt 143,95%). Đến nay, toàn tỉnh còn 38.550 hộ nghèo (chiếm 10,06%) và 37.253 hộ cận nghèo (chiếm 9,72%); trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 21,26% và hộ cận nghèo DTTS chiếm 17,66%. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng đã được các cấp, ngành, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp hưởng ứng tích cực và lan tỏa mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân. Thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em. Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị giảm hơn 29% so với cùng kỳ năm trước…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá, phân tích những mặt còn hạn chế, tồn tại như việc nắm bắt, thực hiện pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế, nên việc triển khác các chính sách hỗ trợ cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn; nguồn kinh phí thực hiện dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chậm phân bổ, vì vậy các đơn vị, địa phương chưa triển khai hoạt động kịp tiến độ so với kế hoạch; công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở nhiều địa phương chưa được thực hiện thường xuyên nên tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước, xâm hại tình dục trẻ em còn xảy ra ở nhiều địa phương.

Kết luận hội nghị, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, chỉ đạo: Năm 2023, toàn ngành tập trung khắc phục những mặt còn hạn chế, phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 26.500 người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 39,6%; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 2%; cuối năm 2023, toàn tỉnh không còn hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách, người có công. Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; lĩnh vực chính sách người có công; chính sách xã hội. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, toàn ngành chăm lo chu đáo Tết cho người nghèo, không để hộ nghèo nào đói hoặc không có Tết.

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.